Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhân rộng mô hình điểm thực hiện Quy tắc ứng xử

Minh Lý 20/11/2023 09:01

Năm 2017, Hà Nội ban hành Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Qua 6 năm triển khai thực hiện, QTƯX nơi công cộng đã dần đi vào đời sống; từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng. Đáng chú ý, nhiều mô hình được phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội.

Giữ gìn nét văn hóa, văn minh của chợ truyền thông

Quận Đống Đa là một trong những địa phương đầu tiên được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội lựa chọn triển khai mô hình điểm “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả" gắn với việc thực hiện bộ QTƯX nơi công cộng của Thành phố.

Chủ tịch Hội LHPN quận Đống Đa Trần Thị Minh Xuân cho biết, mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả" là 1 trong 3 mô hình do Hội LHPN Thành phố Hà Nội xây dựng tiêu chí hướng dẫn và giao cho 30 quận/ huyện triển khai thực hiện trong năm 2023. Căn cứ hướng dẫn của Hội LHPN Thành phố Hà Nội, Hội LHPN quận Đống Đa đã tiến hành khảo sát các chợ trên địa bàn và quyết định lựa chọn chợ Thái Hà để xây dựng mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả" điểm.

mo-hinh.jpg
Mô hình “Chợ văn minh” tại chợ Thái Hà, quận Đống Đa

Khi thực hiện mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả", các hộ kinh doanh, tiểu thương tại chợ Thái Hà cam kết thực hiện tốt QTƯX tại chợ với những nội dung rất cụ thể. Những ứng xử nên làm là: cung cấp, trao đổi thông tin, giao tiếp đúng mực; niêm yết giá và nguồn gốc sản phẩm; xếp hàng khi mua bán; sử dụng bao bì, túi đựng thân thiện với môi trường... Những ứng xử không nên làm là: nói sai, cân đong gian dối; mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng; gây mất an ninh trật tự; mua, bán ngoài phạm vi quy định...

Bà Lê Thị Mai, phường Trung Liệt chia sẻ, “kể từ khi triển khai mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả", người dân quanh khu vực chợ Thái Hà như tôi đều có chung tâm trạng thoải mái, an tâm hơn khi đến mua hàng. Chợ Thái Hà đã sạch sẽ, thoáng đãng, phong quang hơn trước đây. Các tiểu thương thái độ nhẹ nhàng, niềm nở, ứng xử văn minh hơn trước rất nhiều”.

Không chỉ riêng ở chợ Thái Hà, thời gian qua, mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả" đã được triển khai đồng loạt tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Thủ đô như: chợ Xuân Mai (huyện Chương Mỹ); chợ Gối, chợ Mới, chợ Phùng (huyện Đan Phượng); chợ Thượng Thanh, chợ Kim Quan (quận Long Biên)… Hội LHPN Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng mô hình này tại 35 chợ truyền thống ở các quận, huyện, thị xã. Ngoài những tiêu chí như cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý, thì ý thức văn minh trong thương mại của tiểu thương là yếu tố quyết định hàng đầu.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất toàn quốc với 5.922 di tích, trong đó 2.581 di tích đã được xếp hạng. Việc xây dựng nếp sống văn minh tại di tích; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; nơi thờ tự cũng là nội dung quan trọng của thực hiện QTƯX nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Trong đó, Hội LHPN Thành phố Hà Nội phối hợp ngành văn hóa triển khai mô hình “Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu”.

Đơn cử, tại huyện Đông Anh, các di tích trên địa bàn xã Cổ Loa được chọn làm nơi đầu tiên triển khai mô hình. Hội LHPN xã Cổ Loa đã vận động, hướng dẫn và ký cam kết đến các hộ kinh doanh, gia đình đang sinh sống, bán hàng tại các khu di tích; trong đó có nội dung ứng xử văn minh, không chèo kéo khách.

Huyện Gia Lâm tích cực tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện QTƯX nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội. Bảng QTƯX nơi công cộng, nội quy, quy định dành cho nhân dân, du khách đến tham quan đều được đặt ở nơi dễ nhìn, dễ thấy giúp thực hiện tốt, góp phần giữ gìn văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh tại di tích.

Còn tại quận Bắc Từ Liêm, sau lễ phát động thực hiện mô hình QTƯX “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” được tổ chức trang trọng tại Di tích quốc gia Đình Đăm (phường Tây Tựu) vào ngày 15/6/2022, đã có 13 phường ký cam kết hưởng ứng thực hiện mô hình tại các di tích trên địa bàn quận.

Hội LHPN Thành phố Hà Nội cho biết, đã lựa chọn, triển khai thí điểm mô hình tại 5 di tích của 2 huyện, gồm: đền Sóc, tượng đài Thánh Gióng (huyện Sóc Sơn); khu di tích đền - chùa Bà Tấm, đền Gióng, làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm)… Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, cơ sở Hội trực thuộc đã chủ động nghiên cứu, triển khai, ra mắt mô hình tại địa bàn như: đền Cổ Loa (huyện Đông Anh); chùa Hưng Phúc (huyện Hoài Đức); chùa Hưng Long, chùa Linh Quang (huyện Thanh Trì); đền thờ Tô Hiến Thành (huyện Đan Phượng)… Các quận, huyện, thị xã đã triển khai 12 mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu với nhiều công trình, phần việc thiết thực như: ra mắt công trình vườn hồng với 300 cây hồng cổ; trồng 400 cây hoa giấy…

Có thể thấy, việc triển khai tích cực các mô hình trong thực hiện bộ QTƯX nơi công cộng đã mang lại những chuyển biến tích cực trong thói quen sinh hoạt của người dân, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Nhân rộng mô hình điểm thực hiện Quy tắc ứng xử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO