Văn học - Nghệ thuật

Nhà văn Hàn Quốc giành Giải Nobel Văn học 2024

Duy Minh 11:04 11/10/2024

Chiều 10/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Văn chương 2024 được trao cho Han Kang - nhà văn người Hàn Quốc.

untitled-1835.jpg
Nhà văn Han Kang cùng cuốn tiểu thuyết "Người ăn chay" tại một sự kiện truyền thông ở London, Anh vào năm 2016. Ảnh: Reuters

Cơ quan trao giải cho biết bà Han Kang đã thắng giải Nobel Văn học 2024 vì "những áng văn đậm chất thơ mãnh liệt, phản ánh những sang chấn lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người".

Cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Hàn Quốc là The Vegetarian. Anders Olsson, Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn học cho biết Han là nhà văn Hàn Quốc đầu tiên được trao giải thưởng văn học. Ông đánh giá cao sự đồng cảm của Han đối với cuộc sống mong manh của các nhân vật trong tác phẩm của bà, thường là phụ nữ.

Chủ tịch Hội đồng giải Nobel nói về Han Kang: "Cô ấy có khả năng đặc biệt hiểu được sự kết nối giữa tâm hồn và thể xác, sự sống và cái chết. Phong cách sáng tác đầy chất thơ và giàu trải nghiệm giúp cô ấy trở thành một nhà cải cách trong văn chương đương đại".

Chiến thắng của Han Kang làm nức lòng người Hàn. Trên trang cá nhân, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhắc lại lời vinh danh của Viện Hàn lâm Thụy Điển dành cho bà và gửi lời chúc mừng: "Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng tới tác giả đã nâng tầm vị thế văn học Hàn Quốc. Tôi hy vọng bà tiếp tục nhận được nhiều tình cảm từ độc giả toàn thế giới qua những tác phẩm xuất sắc của mình".

Còn ông Kang Gi Jung - thị trưởng thành phố Gwangju (tỉnh Jeolla Nam), quê hương của bà Han Kang - nói: "Thật tuyệt vời. Trái tim tôi thấy ấm áp. Tôi rất cảm động khi bà đoạt giải Booker Quốc tế và bây giờ là Nobel Văn học".

Ông Kim Young Rok, Thống đốc tỉnh Jeolla Nam, cho biết: "Bà là người Hàn Quốc thứ hai giành Nobel, sau Tổng thống Kim Dae Jung với giải Hòa bình năm 2000. Tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc dành cho Han Kang. Giải thưởng này là một thành tựu lịch sử, khẳng định chiều sâu và trình độ của văn học Hàn Quốc đạt đẳng cấp thế giới".

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Anna-Karin Palm, thành viên Ủy ban Nobel Văn học, cho biết "văn phong mạnh mẽ, trữ tình của Han gần như đóng vai trò là sự an ủi trước bạo lực lịch sử. "Bản thân văn xuôi rất dịu dàng, chính xác của bà ấy gần như trở thành một lực lượng đối trọng với sự ồn ào tàn bạo của quyền lực", bà nói.

Nhà văn Han Kang sinh ngày 27/11/1970, ở Gwangju, Hàn Quốc, có cha là tiểu thuyết gia Han Seung Won. Bà yêu thích sách từ nhỏ và cho biết cảm thấy an toàn khi có sách bảo vệ. Han Kang từng giành giải Man Booker International Prize cho tiểu thuyết vào năm 2016 với tác phẩm The Vegetarian (xuất bản ở Việt Nam năm 2011 với tên Người ăn chay), một cuốn tiểu thuyết kể về một phụ nữ bị bệnh tâm thần và bị gia đình bỏ rơi./.

Bài liên quan
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
(0) Bình luận
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Nhà văn Hàn Quốc giành Giải Nobel Văn học 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO