Sân khấu

Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở "Người hát ả đào" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Việt Thương 08:07 28/08/2024

Vở chèo "Người hát ả đào" của tác giả Bùi Vũ Minh, NSND Trần Hoài Thu làm đạo diễn, kể về những cô đào hát ở phố Khâm Thiên, thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà, những công nhân và nghệ sĩ trí thức... đồng lòng đi theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng thành phố bị tạm chiếm. Họ là những con người bình dị, không chấp nhận sống nô lệ, quyết sống chết vì Hà Nội.

z5767796397084_7fcb9848211e3c76c7b59b191c93ae15.jpg
Không gian đậm chất trữ tình trong vở diễn. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội

Đây là tác phẩm sân khấu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đồng thời là sáng tác quan trọng của Nhà hát Chèo Hà Nội trong năm 2024.

Vở chèo của tác giả Bùi Vũ Minh do NSND Trần Hoài Thu đạo diễn; mỹ thuật: họa sĩ Đặng Minh Tuấn; hướng dẫn chèo: NSND Thanh Hoài; chủ nhiệm chương trình: NSƯT Lê Tuấn; chỉ đạo nghệ thuật: NSND Thu Huyền. Vở diễn quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng và tài năng của Nhà hát Chèo Hà Nội như: NSND Thanh Loan, NSƯT Quốc Phòng; các nghệ sĩ: Quỳnh Trang, Xuân Trường, Quang Biên, Hồng Thắm, Thúy Nga, Thanh Huyền…

Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Thủ đô không kể già trẻ gái trai, không kể sang hèn đã đứng lên chống giặc. Người hát ả đào kể một câu chuyện về những cô đào hát phố Khâm Thiên, những cô gái làng hoa Ngọc Hà, những công nhân, những nghệ sĩ trí thức... đã đồng lòng đi theo Việt minh, hoạt động bí mật trong lòng thành phố bị tạm chiếm. Đó là những tấm gương của những con người bình dị không chịu kiếp sống nô lệ, quyết đứng lên sống chết vì Hà Nội thân yêu!

Vở chèo đã tái hiện thành công vẻ đẹp kiêu hùng của Hà Nội trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ (1946-1954). Hà Nội được gợi nhớ qua những chiến lũy trên các tuyến đường phố, những ngõ nhỏ chạy dài hun hút gió heo may, những cánh đồng của làng hoa Ngọc Hà muôn sắc tỏa hương, đường Cổ Ngư mênh mang giữa đôi bờ sóng nước, những tà áo dài thướt tha của các thiếu nữ Hà thành, tiếng ca trù đàn phách ngân vang của các cô gái hát ả đào ở con phố Khâm Thiên…

Và nổi bật hơn cả, gây ấn tượng mạnh cho khán giả chính là vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt Hằng (do nghệ sĩ Quỳnh Trang thủ vai), các cô gái làng hoa Ngọc Hà, tiêu biểu như nhân vật Cúc (nghệ sĩ Thúy Nga), thầy giáo Trần Lâm (NSƯT Quốc Phòng), anh công nhân Thành (nghệ sĩ Xuân Trường)… sớm tham gia Việt Minh và lan tỏa lòng yêu nước, thể hiện niềm tự hào về mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến. Lời hát có lúc trong sáng, đầm ấm, thiết tha, lại có lúc bừng bừng nghĩa khí, cùng sự diễn xuất “nhập thần” của đội ngũ diễn viên tài năng đã khiến lịch sử hào hùng của Hà Nội 70 năm trước lay động trái tim bao khán giả Thủ đô.

Tác giả Bùi Vũ Minh đã rất khéo léo khi chọn đề tài lịch sử nhưng sử dụng lối kể chuyện thông qua những nghệ nhân hát ả đào, vì thế câu chuyện trở nên mềm mại hơn và trữ tình hơn, cho dù không khí của vở diễn hừng hực lửa đấu tranh trong công cuộc chiến đấu nhằm giải phóng Hà Nội.

NSND Thu Huyền, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết, vở diễn "Người hát ả đào" là công trình nghệ thuật được nhà hát đầu tư để ra mắt khán giả nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Từ nay đến ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, “Người hát ả đào” sẽ được tổ chức biểu diễn thường xuyên, lịch diễn sẽ được thông tin trên trang Facebook của Nhà hát./.

Bài liên quan
  • Làn “gió mát” từ sân khấu Thủ đô
    Đứng trước sức ép của nhiều loại hình giải trí nghe nhìn thời đại mới, các nhà hát của Thành phố Hà Nội vẫn nỗ lực vươn lên, dàn dựng vở diễn mới chinh phục khán giả. Nhờ đó, sân khấu Thủ đô có thêm những tác phẩm chất lượng như làn “gió mát”, góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân nói chung, thế hệ trẻ Thành phố Hà Nội nói riêng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở "Người hát ả đào" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO