Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm: Người lưu giữ ký ức về Hà Nội

Đặng Thủy| 03/02/2019 17:49

Nhắc đến Nguyễn Bá Đạm là nhắc đến một nhân chứng sống của đất văn vật Hà Nội. Sống gần trọn một thế kỷ, ông đã có những cống hiến thầm lặng cho văn hóa, lối sống Thủ đô. Năm 2018, Nguyễn Bá Đạm đã vinh dự được trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp của ông đối với mảnh đất Hà thành.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm: Người lưu giữ  ký ức về Hà Nội
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm - Ảnh: Đặng Thủy

Hiện thân của “tâm hồn Hà Nội”

Ngôi nhà nhỏ của nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm nằm khuất trong con ngõ nhỏ ở làng Mọc (nay là phường Giáp Nhất, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) giữa khu vườn rợp bóng cây. Ông bảo nơi này ông đã sinh trưởng và gắn bó từ tấm bé. “Xưa kia trước cổng nhà tôi là ruộng đồng bát ngát, tháng 8 lúa xanh mướt cả cánh đồng. Buổi sáng mở mắt nhìn xa còn thấy cả núi Ba Vì, rồi nghe văng vẳng tiếng chuông của nhà thờ Phùng Khoang, nhà thờ Nam Đồng vọng lại. Sông Tô Lịch ngay bên làng người ta còn trồng cả rau muống, mùa cạn (từ tháng 11 cho đến tháng 3) có thể đi được dưới sông sang bờ bên kia. Trong làng hầu như ai cũng thuộc tên, thuộc mặt nhau”.

Hà Nội thuở xưa không chỉ được Nguyễn Bá Đạm lưu giữ trong ký ức mà còn trong cả những trang viết. Hai tập sách “Hà Nội thuở ấy” và “Hà Nội những câu chuyện kể cuối thế kỷ XIX - XX” là một minh chứng. Là giáo viên dạy sử của trường THPT Phan Đình Phùng, sau này khi đã nghỉ hưu, Nguyễn Bá Đạm dồn nhiều tâm huyết cho việc viết sách, viết báo về Hà Nội. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, lúc còn sống khi đọc những trang viết của Nguyễn Bá Đạm trong cuốn “Hà Nội thuở ấy” từng nhận xét: “Bằng lối viết dung dị, hồn hậu, tác giả như dựng lại một bộ phim ký sự về Hà Nội thế kỷ XX với một tình cảm thân thiết, trìu mến”. Thước phim ấy có những danh thắng, di tích tiêu biểu của Thủ đô như: hồ Tây, nhà thờ Lớn, sông Tô Lịch, nhà Bác Cổ, trường Đông Kinh Nghĩa Thục, vườn Bách Thảo, chợ Đồng Xuân…; có những chuyện nhỏ nhặt nhưng thú vị, đó là: Tiếng súng lúc 10 giờ, cách quảng cáo một tối hát tuồng, lối bán dầu tây, nước mắm… Rồi có cả những sự kiện làm xôn xao thành phố như phiên xử án cụ Phan Bội Châu, vua Thành Thái ra dự khánh thành cầu Dume; những câu chuyện về nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi, nhà văn Vũ Trọng Phụng…

Sống gần trọn một thế kỷ trong lòng Hà Nội, Nguyễn Bá Đạm được coi là hiện thân của một “tâm hồn Hà Nội”. “Những ai biết ông đều rất ấn tượng về một “tâm hồn Hà Nội” thâm trầm, sâu sắc, với lối sống giản dị, nề nếp, lại không kém phần tao nhã, thanh lịch. Tâm hồn Hà Nội ấy luôn trân trọng tới từng nét văn hóa của Thủ đô, để rồi từ những ký ức, trải nghiệm của bản thân ông đã lặng thầm đưa vào trang viết” – nhà thơ Bằng Việt nhận xét. 

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm: Người lưu giữ  ký ức về Hà Nội
Từ trái sang phải: Nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm, họa sĩ Bùi Xuân Phái, họa sĩ Nguyễn Thế Khang, họa sĩ Nguyễn Tiến Chung đi chơi chợ hoa Hàng Lược - Tết Giáp Dần (1974). Ảnh: Trần Thịnh 

Kỳ nhân tiền cổ Hà thành

Nói đến Nguyễn Bá Đạm không thể không nhắc đến niềm đam mê sưu tầm cổ vật, tiền cổ và những kỷ vật về các văn nghệ sĩ. Nguyễn Bá Đạm được mệnh danh là “kỳ nhân tiền cổ Hà thành”. Ông bảo hồi 8 tuổi ông được anh đưa đi Bảo tàng Lịch sử chơi. Những đồng tiền cổ trưng bày trong tủ kính đã khiến cậu bé Đạm mê mẩn. Thế rồi từ đó Nguyễn Bá Đạm bắt đầu tìm tòi về tiền cổ và đam mê sưu tầm cứ ngày một lớn dần lên. “Mèo bé bắt chuột con, tôi cứ sưu tập dần dần. Lúc đầu chỉ là vài ba đồng trinh thời Gia Long - Minh Mạng, rồi gom nhặt, trao đổi, bộ sưu tập ngày một nhiều thêm. Có thời kỳ, tôi còn bán hết cả những đồ quý giá trong nhà để đổi lấy những bộ sưu tập tiền cổ mà mình yêu thích.” - Ông Đạm vừa nói vừa chậm rãi mở tủ lấy bộ sưu tập tiền cổ của mình cho tôi xem. Ông mở từng trang, vừa chỉ từng đồng tiền vừa giảng giải cho tôi. Có những đồng tiền còn mới tinh, có những đồng tiền đã bạc sờn, tất cả được ông xếp ngay ngắn trong album. Ông bảo qua thời gian ông đã có trong tay đến 400 đồng tiền cổ, nhiều mệnh giá, kích cỡ và ở nhiều thời kỳ khác nhau. 

Nói về thú sưu tập tiền cổ, Nguyễn Bá Đạm cũng không quên nhắc đến những người sưu tầm cùng thời với ông. Nào cụ Huệ ở Hàng Muối, nào cụ Vĩnh ở Hàng Trống, nào cụ Nguyên Ninh ở Hàng Than, rồi sau này là doanh nhân Nguyễn Đình Sử - người coi Nguyễn Bá Đạm như cha, và đã được ông tin tưởng gửi trao bộ sưu tập tiền cổ của mình. “Quãng 15,16 năm trước, lúc ấy tuổi tôi cũng đã cao, con cháu trong nhà lại không có ai đam mê nên tôi quyết định bán lại bộ sưu tập tiền cổ cho cậu Sử. Dù biết Sử mê tiền cổ, lại là chỗ thân tình có thể chia sẻ nhiều điều nhưng khi giao bộ sưu tập cho cậu ấy tôi vẫn thấy tiếc và hốt hoảng như bị cháy nhà. Vậy là bán xong tôi lại lần mò sưu tập bộ khác dù rằng rất khó vì bấy giờ người chơi tiền cổ nhiều hơn và giá cũng bị đẩy lên. Vài năm sau, cậu Sử mất, tôi nghe tin mà như gẫy đi một cánh tay. Và giờ thì vẫn còn đau đáu không biết bộ sưu tập của tôi trao cho cậu Sử ngày nào số phận giờ ra sao”.

Người mẫu đặc biệt của danh họa Bùi Xuân Phái

Nguyễn Bá Đạm được đánh giá là một “nhân vật lạ lùng”. Vốn là một nhà giáo dạy sử học, với vẻ mực thước và mô phạm, vậy mà ông lại kết bạn và thân thiết với nhiều danh sĩ thuở đó. Nguyễn Bá Đạm được coi là người bạn tri kỷ tri âm của họa sĩ Bùi Xuân Phái và là bạn tâm giao của 3 danh họa khác trong bộ tứ huyền thoại Nghiêm, Liên, Sáng, Phái... Ông cũng kết thân với họa sĩ Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, kết giao như anh em với nhà văn Nguyễn Tuân... và giữ nhiều kỷ vật về họ. Trong giới danh sĩ hồi đó vẫn còn rỉ tai câu chuyện ông giáo Đạm đã từng đổi một bức tranh quý có giá trị cho một người để lấy tiền chuộc lại các giấy tờ (giấy khai sinh, giấy xin học bổng, giấy khám sức khỏe…) mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đã làm mất.

Họa sĩ Bùi Thanh Phương, khi viết về cha mình (họa sĩ Bùi Xuân Phái) đã nhắc đến ông giáo Đạm với một sự trân trọng: “Nhớ lại, tôi thấy cụ giáo Đạm là người gần gũi và thấu hiểu tâm tư của Phái. Cách cư xử của ông giáo Đạm với Phái đúng mực, ân tình nhất so với các nhà sưu tập thời đó. Cụ Đạm ít nói nhưng hay cười hiền lành, cá tính của cụ cũng điềm đạm như chính cái tên của cụ vậy. Cụ giáo Đạm hay đến nhà chơi, nên tiện thể Bùi Xuân Phái dùng luôn cụ Đạm làm người mẫu để vẽ.”

Có thể nói, ông giáo Đạm là người được Bùi Xuân Phái vẽ chân dung nhiều nhất. Từ hồi thập nhiên 60,70 của thế kỷ trước, nhà sưu tập này đã được Bùi Xuân Phái vẽ hơn 200 bức chân dung với đủ các chất liệu. Đặc biệt và ấn tượng nhất là bộ tranh chân dung 12 bức được họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ trên 12 vỏ bao diêm. 

Họa sĩ Bùi Thanh Phương cũng không quên nhắc đến ân tình của ông giáo Đạm với cha mình: “Đó là năm 1964, mẹ tôi nói với Bùi Xuân Phái cố gắng gặp bạn của ông thử xem khả dĩ có thể vay được một số tiền nhằm làm gác xép để ông có thêm diện tích làm xưởng vẽ. Bùi Xuân Phái đã đến gặp ông Lâm cà phê, ông Lâm lắc đầu, vỗ đùi đét một cái “Tiếc quá, giá mà ông gặp tôi từ hôm qua, vừa có thằng cháu dưới quê lên, tôi còn ít tiền, nó mượn hết cả”. Sau Bùi Xuân Phái tìm đến ông giáo Đạm, vợ chồng ông Đạm vui vẻ giúp cho mượn ngay lại còn cho người nhà đưa Bùi Xuân Phái về tận nhà. Với số tiền vay của cụ Đạm, gia đình đã làm cho Bùi Xuân Phái căn gác xép từ đó. Khi đã trả được món nợ cho cụ Đạm, nhiều chục năm sau, Bùi Xuân Phái vẫn còn đem câu chuyện đó ra kể và xem người bạn này như là một ân nhân”.

Họa sĩ Bùi Xuân Phái và những người bạn năm xưa của ông giáo Đạm giờ đã đi vào thiên cổ. Nhưng trong ký ức của ông, họ vẫn như đang ở đâu đây với biết bao hoài niệm. “Tôi đang hoàn thiện bản thảo cuốn “Hà Nội xưa kia”, và tới đây là cuốn “Những chuyện chưa kể về các danh họa Hà Nội” trong đó tập trung bút lực cho bộ tứ huyền thoại Sáng, Nghiêm, Liên, Phái để ra mắt bạn đọc” – Ông nói chậm rãi rồi đưa mắt xa xăm nhìn ra phía cửa sổ nơi có ánh nắng chiều vẫn lấp lánh sau vòm lá xanh xanh. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm: Người lưu giữ ký ức về Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO