Nguyễn Thanh Kim và cuộc du ngoạn thú vị vào cõi đời văn chương

Võ Gia Trị| 20/08/2020 11:50

(Đọc Nghiệp văn biết mấy... - NXB Hội Nhà văn 2020)

Nguyễn Thanh Kim và cuộc du ngoạn thú vị vào cõi đời văn chương

Anh Nguyễn Thanh Kim tặng tôi cuốn sách mới với cái tên sách thật lạ "Nghiệp văn biết mấy...", nó gợi cho tôi cái sự bâng khuâng ngập ngừng đầy ắp tâm sự và cảm xúc, ngôn ngữ hỡi ơi bỗng trở lên chật hẹp. Một nhà thơ viết về các nhà văn, nhà thơ mà anh ngưỡng mộ như: Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Tế Hanh, Trinh Đường, Hoàng Cầm, Anh Thơ, Kim Lân... những bậc tài danh nổi tiếng trước anh và những người cùng lứa chống Mỹ với anh như: Bằng Việt, Đỗ Chu, Hữu Thỉnh, Hòa Vang, Y Phương, Nguyễn Trác, Trần Quốc Thực, Phạm Đức... Cái thú vị nằm ở chỗ tác giả kể về họ với những kỷ niệm riêng tư và thật như ta đang cùng anh nói chuyện với họ vậy. Đọc cuốn sách ta cảm được cái chất say của kẻ si mê văn chương, cái háo hức được gặp gỡ các văn tài đáng kính.

Trước đó tôi đã được đọc các mẩu chuyện anh kể về nhà văn Nguyên Hồng. Qua những mẩu chuyện giản dị ta nhận ra một nhà văn lớn, một nhân cách lớn và con người đó vô cùng trí lực và tài năng. Hay nói đúng hơn là ông tận cùng Việt Nam và như vậy ông luôn là cây bút độc đáo, cuốn hút bạn đọc trong nước và thế giới. Với nhà thơ Xuân Diệu, Nguyễn Thanh Kim viết với tư cách một người si mê thơ. Từ món quà giải thưởng nhận trong cuộc thi thơ ở nhà trường là tập thơ "Một khối hồng" của Xuân Diệu, anh đã đọc tập thơ nhiều lần và cất giữ nó như một báu vật. Có lẽ đây cũng là tác nhân để chúng ta có được một Nguyễn Thanh Kim thi sĩ. Trong bài viết về Xuân Diệu, hình ảnh ông hoàng thơ tình cũng mang đậm dấu ấn kỷ niệm riêng tư của tác giả bài viết. Theo tôi đó là những tư liệu sống động đáng quý. Có thể nói nhận xét của anh về "thơ Tế Hanh thâm nhập và đóng kén trong thế hệ chúng tôi" là nhận xét rất xác đáng "giọng thơ ông cứ tuôn trào như ông cảm ông nghĩ. Chính sự chân thành này trong mộng mơ khiến nhà thơ có được bạn đọc thơ ông nhiều cảm nhận thiết tha". Tác giả có duyên thơ với Tế Hanh "và sau này khi có điều kiện gặp gỡ nhà thơ Tế Hanh, tôi mới nhận ra con người và thơ ông như tôi hình dung không khác nhau là mấy". Thơ Tế Hanh đã nằm lòng trong anh.

Trong mạch cảm xúc của mình, khi viết về những tâm sự của nhà thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Thanh Kim như được vùng vẫy và thăng hoa trong một vùng văn hóa quen thuộc. Anh kể lại thật hay câu chuyện Hoàng Cầm đọc cho Nguyên Hồng nghe bài "Bên kia sông Đuống" vừa được ông viết khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm. Giọng Hoàng Cầm đọc trầm ấm, xúc động và Nguyên Hồng đã khóc và bị cuốn vào xúc cảm của bài thơ. Đây là những tư liệu hay và quý. Bài thơ này đã trở thành di sản không thể thiếu của thơ  thời kháng chiến 9 năm chống Pháp. Có điều là tất cả những gì tác giả viết tôi đã biết những con người ấy tôi đã từng gặp nhưng đọc lại tôi vẫn thấy mới lạ, có lẽ vì cái tình của anh, cái sự háo hức của anh giúp tôi như được sống lại, được giao cảm với những tiền nhân anh tài một thuở. 

Trong cuốn sách này, tôi thích bài viết của Nguyễn Thanh Kim về nhà văn Đỗ Chu bởi trong bài viết ta không chỉ nhận ra khá rõ chân dung nhà văn Đỗ Chu mà còn nhận ra Nguyễn Thanh Kim thi sĩ. Hình như cái chất Đỗ Chu đã thấm sâu vào con người anh. Sự ảnh hưởng này không phải là bắt chước mà là sự "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Nó được tạo lên từ cái thuở tác giả hăm hở tìm đọc truyện của nhà văn và ở cái cách Đỗ Chu tâm sự: "Kim này, nhờ giờ anh em mình có dăm ba chữ để sống với đời. Chịu khó viết lấy ít trang cho hẳn hoi, mà cũng chớ ảo tưởng về mình, không khéo mà vớ vẩn cả thì khổ". Qua câu nói này nhà văn Đỗ Chu đã đi đến tận cùng bản chất của văn chương. Trong văn chương Việt Nam ta đã có tùy bút của Nguyễn Tuân thì nay ta cũng có tùy bút của Đỗ Chu. Điểm chung là văn chương của hai nhà văn đều là văn chương đích thực, vừa trong sáng vừa quyến rũ. Nếu văn Nguyễn Tuân có phần điệu đà duy mĩ thì văn Đỗ Chu giản dị, sâu xa và đẫm hương đời.

Hoặc bài viết về nhà thơ Trúc Thông, một tác giả có lối viết hiện đại, Nguyễn Thanh Kim đã đưa ra một vài nhận định thú vị cùng với trích dẫn thơ Trúc Thông và sau đó anh đưa bài viết vào thể phỏng vấn về thơ trẻ và thơ Việt hiện đại. Điều tôi quan tâm là bài thơ nổi tiếng của Trúc Thông "Bờ sông vẫn gió" viết về người mẹ đã đi xa của anh. Tôi thích bài thơ này "Lá ngô lay ở bờ sông - Bờ sông vẫn gió người không thấy về" nó giúp tạo được không khí cho bài thơ có được màu sắc huyền ảo, giao thoa giữa cõi âm và cõi dương. Mặt đất như rùng mình mở ra để nhà thơ và mẹ mình có thể tâm sự cùng nhau. Đây chính là khoảng trống thần thánh, là cánh cửa đưa ta vào cõi tâm linh và việc tạo ra khoảng trống này đòi hỏi sự chính đáng của bài thơ để nó có thể trở thành bài thơ “nằm lòng” trong nhiều thế hệ. Ta thường nói đến nàng thơ và việc đối xử dân chủ với nàng thơ theo chúng tôi cũng là bản chất của sự sáng tạo.

Cũng vậy trong tập sách này, tôi thích bài tác giả viết về nhà văn Hòa Vang. Anh đã vẽ được chân dung chính xác của tài văn này. Thú vị hơn là Hòa Vang cũng vẽ lại được cái chân dung Nguyễn Thanh Kim: "Ông là dân Kinh Bắc, cũng ngơ ngơ ngác ngác cái thứ thi sĩ dở người thì trộn vào đâu được". Ta cảm nhận được đúng cách nói của Hòa Vang. Chân dung này có phần giống với chân dung tôi khi tôi viết về Nguyễn Thanh Kim "say say/ ngơ ngẩn/ kiếm tìm/ một vùng/ Kinh Bắc/ ẩn chìm/ trong thơ" (Đối thoại mới - thi phẩm 14 chữ). Điều thú vị là tôi cũng giống anh Hòa Vang ở chỗ có thời hay được đèo thi sĩ Nguyễn Thanh Kim trên chiếc xe máy "ước mơ" Dream của mình. Qua bài viết này tôi được biết thêm anh Hòa Vang cũng giống tôi có một "thời Quảng Trị máu lửa đã từng khoác áo lính". Thêm nữa chính tôi và anh Hòa Vang cũng có nhiều kỷ niệm với nhau. Thực ra tôi thích cuốn sách "Nghiệp văn biết mấy...” vì Nguyễn Thanh Kim viết về những người tôi thân quen và yêu quý như: Phạm Đức, Nguyễn Trác, Hòa Vang, Đỗ Chu, Y Phương... Và với mỗi nhà văn trong nghiệp văn của mình Nguyễn Thanh Kim đều có những góc nhìn riêng. Cũng có thể nói cuốn sách giúp bạn đọc có được cuộc du ngoạn vào cõi đời văn chương đầy thú vị. Và điều đáng nói, qua “Nghiệp văn biết mấy...” tác giả cuốn sách ngoài những tâm sự của anh “việc ta ra việc mình” còn nhiều điều thú vị “chuyện văn chuyện đời” của các nhà văn tài danh hoặc sáng tác còn khiêm tốn nhưng phần nào đó cũng góp phần vào hành trình phát triển của nền văn học Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Thanh Kim và cuộc du ngoạn thú vị vào cõi đời văn chương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO