Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào "Lời quê"...

Lê Đức Nghinh| 03/05/2018 09:05

Tôi được biết nhà thơ Nguyễn Mạnh Dưỡng đã lâu. Vì yêu những vần thơ truyền thống chân mộc, gần gũi, giản dị nhưng chứa chất nhiều cung bậc, tình cảm của một người lính nhiều trải nghiệm và cái tình trong thơ anh mà mến mộ.

Sau 10 năm ra tập thơ đầu tay Trăng hai làng (tập thơ cũng vừa được Nxb Hội Nhà văn tái bản), Lời quê là tập thơ thứ hai của anh. Trong quãng thời gian dài ấy đủ để ủ ấm cho hồn thơ bật chồi, mà đơm hoa kết trái.

Thơ anh dẫn dắt cuốn hút người đọc đến với nhiều chủ đề, được thể hiện qua các thể loại thơ: Ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, và đặc biệt tôi thích thú với những dòng lục bát truyền thống. Chấm phá thơ anh nhiều bài đã có những sáng tạo trong ngôn ngữ, nghệ thuật thể hiện. 

Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào
Chủ đạo trong Lời quê là đề tài viết về quê hương, đất nước, bạn bè và người thân. Phải là người đắm đuối với quê nhiều lắm nên những hình ảnh cứ tái hiện trở đi, trở lại trong thơ anh. Và, với Nguyễn Mạnh Dưỡng hồn thơ cũng thể hiện nên tính cách và con người thơ anh. Trong bài Đất mẹ, phải là người con hiếu thảo, hiểu được nỗi nhọc nhằn vất vả một nắng, hai sương của bậc sinh thành với cảm nhận tinh tế thì mới có thể viết: ..."Cha vắt từng nắm đất/ Lớp lớp con nên người/ Tim mẹ hồng nắng lửa/ Lúa đồng đầm mồ hôi". Trong bài thơ Lau ảnh (ngày giỗ mẹ) anh viết: ..."Lên màu biết mẹ không ưa/ Giữ nguyên những nắng, những mưa mẹ cười.../ Lặng yên mẹ để - con lau/ Sáng trong khung kính thấy đâu bóng người/ Trắng, đen đúng mẹ ta rồi...". Những người mẹ một thời lam lũ ấy mặc manh áo mới còn ngại. Cứ để thờ tấm hình đen trắng càng được thấy gần gũi với mẹ nhiều hơn. Trong bài thơ Lời mẹ, nhà thơ viết:... “Trở mùa ho chẳng dứt cơn/ Rơm khô sao chẳng ấm hơn chỗ nằm...". Hình ảnh chiếc ổ rơm ngày xưa thay cho chăn ấm đệm êm hôm nay, cơn ho của mẹ cũng được anh lưu giữ như những kỷ vật trong thơ.

Đọc bài thơ Mời cha, trước mắt ta như hiện hữu hình ảnh người cha lê đôi guốc mộc bên thềm, hút thuốc lào vã thâu đêm lo toan cho cuộc mưu sinh thật cảm động: "Vào, ra quên giấc, cha ơi/ Còn nghe guốc mộc lê rơi bên thềm/ Điếu cày cha rít tàn đêm...” hay: Chiều nay hương khói thành dòng/ Mắt tròn ngọn nến cháy vòng - gió hanh/ Bàn thờ, điếu đóm - lạnh tanh/ Đèn khêu gió đã ngưng mành... mời cha".

Từ những nỗi niềm trắc ẩn, yêu quê đắm đuối ấy đã thắp lửa cho thơ anh sáng lên và lời thơ thật quyến rũ: ... "Hội làng mời chị, đón anh/ Trắng đêm đất dãi trăng lành ru nhau..." đã rất thơ và lãng mạn lắm rồi. 

Và mảng thơ tình của anh cũng thật ấn tượng. Nhiều câu đã thấy thấp thoáng bóng ngôn ngữ của nghệ thuật, phép ẩn dụ nhân cách hóa cũng được anh sử dụng nhưng ko khiên cưỡng chân thành mà hiệu quả như: 

 "...Neo lòng giữa chốn giang hà/ Nẻo về đỏ lửa, tình ta bén rừng..." Trong bài Sa Pa hay ở Giếng Tiên anh viết: ..."Cảnh vui ẩn chứa bao tình/ Thiên cung hé lộ, phong phanh đá cười". Cảnh đẹp đấy nhưng câu thơ cũng thật đa nghĩa cứ mặc cho người đời liên tưởng. Bài Gọi bà thì có pha lẫn chút vui tếu lại thấy gợi về bao kỷ niệm của một thời xuân xanh: "Chiếu chờ, gối đợi, mơ nhau/ Tiếng bà động trái tim nhàu ngày xanh...". Tôi rất thích hai chữ "mơ nhau" của anh nếu chỉ là chữ “mong nhau” thì hình ảnh thi ca cũng lẫn lộn vào đâu đó sẽ không phải là Nguyễn Mạnh Dưỡng nữa. Hay bài Nghe ru anh viết mà thấy xót xa cho cuộc tình dang dở. "Nay em... ru cháu canh ngày/ Đường thôn qua lối không lầy mà trơn/ Bóng anh để cháu em hờn"...

Đến dự đám tang vợ một người anh, bạn thơ thấy nỗi đau của gia đình xót xa anh viết. "... Vườn rau héo, bỏng sân phơi/ Ngây thơ cháu nấc nghẹn lời rưng rưng/ Nhang tàn, đèn tắt, bóng ngưng/ Nghe con gọi mẹ sông ngừng dòng trôi...". Và tôi đã lặng người trước hình ảnh người mẹ liệt sĩ lưng còng thắp hương cho con trong Nhớ con: ..."Lên nhang mẹ đứng ngỡ quỳ/ Bằng liệt sĩ tiễn mẹ đi giữa chiều". Một tâm hồn đa cảm nhạy bén, đầy ắp vốn trải nghiệm tin rằng thơ anh có chỗ đứng trong lòng bạn bè và người đọc. 

Mặc dù chữ nghĩa anh dùng trong thơ đã được chắt lọc nghiêm cẩn, công phu, tuy nhiên cá biệt có bài vẫn còn dễ dãi, ngôn ngữ thể hiện còn cũ, cần được làm mới cho mỗi bài thơ đều có thể cất cánh bay lên... 

Chỉ một chút khám phá nho nhỏ trong cả tập thơ dày hơn trăm trang của Nguyễn Mạnh Dưỡng. Mong nhà thơ cứ thủ thỉ mãi như lời quê mà tiếp tục thăng hoa cho mỗi tác phẩm mới của mình... 
(0) Bình luận
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chiến sỹ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiến sỹ Điện Biên của tác giả Vũ Lan Phương.
  • Mùa xuân Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân Điện Biên của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên của tác giả Lương Sơn.
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Chiếc xe thồ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiếc xe thồ Điện Biên của tác giả Nguyễn Đình Quý.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào "Lời quê"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO