Thơ

Chiếc xe thồ Điện Biên

Nguyễn Đình Quý 07:04 17/04/2024

Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiếc xe thồ Điện Biên của tác giả Nguyễn Đình Quý.

xe-dap-tho-dien-bien-phu.jpg

Làng quê nghèo chẳng ruộng mật bờ xôi

Miếu Ông Nghè linh thiêng tuần hương khói

Cơm nắm mo cau nắng mưa đắp đổi

Hàng xóm thương nhau tối lửa tắt đèn.

Bấy nhiêu năm giặc giã triền miên

Những đứa trẻ cũng mơ cầm súng

Đêm mái rạ trăng khuya nghẹn thức

Ngày bến sông trĩu nặng mây đen.

Nỗi căm hờn chớp sáng đường tên

Chờ tan xác bọn xâm lăng áp bức

Thế trận nhân dân

Trường kỳ kháng chiến

Con bước theo cha

Vợ nối tiếp chồng.

Bỗng một ngày phát lệnh phản công

Nào chất lên xe, ta đi chiến dịch.

Chất lên xe phố phường, làng xóm

Con sông trước mặt, dãy núi sau nhà

Cả ngàn đời xương máu ông cha

Chất hết lên xe, ta đi chiến dịch.

Những chiếc xe trăm miền xuôi ngược

Thồ náo nức niềm tin chiến thắng

Hối hả băng rừng Tây Bắc

chiều sương…

Máy bay rình đánh phá ngày đêm

Xe vẫn tiếp chuyến này chuyến khác

Cháy khét napan vạt đồi nham nhở

Đèo Lũng Lô, Đèo Chẹn, Pha Đin…

Đêm của ta… Rầm rập đoàn quân

Dù mặt đất chao nghiêng bầm nát

“Tọa độ lửa” Cò Nòi rung chuyển

Vượt đạn bom nhằm hướng chiến trường

Phơi phới trẻ trung

xe thồ bền bỉ.

Sức mạnh đôi khi từ những điều giản dị

Vòng bánh xe lăn ý chí kiên cường

Lấp lánh tự hào kỳ tích Điện Biên

Có vóc dáng chiếc xe – thồ - lịch – sử.

Năm mươi sáu ngày đêm xiết vòng vây lửa

Góp chiến công – “Ngựa sắt bay lên”

Cả dân tộc ngàn năm không ngủ

Vòng bánh xe lăn – Lịch sử viết trang vàng.

Nguyễn Đình Quý
Bút danh: Nguyễn Xuân Lai
Thường trú: số 6, ngõ 5, đường Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
ĐT: 0983 448 901

Bài liên quan
  • Lớn lên từ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Lớn lên từ Điện Biên của tác giả Nguyễn Quốc Lập.
(0) Bình luận
  • Khóc thương anh Công Minh
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ của tác giả Ngô Phạm Lợi nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)
  • Chùm thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chính học vấn chuyên sâu về văn học cùng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa nên ông vô cùng trân quý các văn nghệ sĩ. Trong các bài viết, bài phát biểu, gặp mặt trò chuyện… Tổng Bí thư đã có những đánh giá vô cùng sâu sắc, đồng thời có những chỉ đạo quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với văn học nghệ thuật và lực lượng văn nghệ sĩ. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Địch Long
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Lời tòa soạn: Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những mất mát, đau thương mà nó để lại vẫn luôn làm chúng ta day dứt khôn nguôi. Bởi lẽ, trên dải đất hình chữ S này đâu đó vẫn còn in hằn máu xương của cha anh, đâu đó vẫn còn những ngôi mộ vô danh của các anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống. Những mất mát đau thương ấy, cho đến nay vẫn như vẹn nguyên trong lòng những đồng đội đã may mắn sống sót; để rồi lại thêm một lần day dứt về đồng đội mỗi dịp tháng 7 về. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/19
  • Chùm 2 bài thơ: Ngoảnh lại và Có thể của tác giả Vương Tâm
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Vương Tâm.
  • Chùm 2 bài thơ: Pha Đin và Ngày mới của tác giả Trần Nhật Minh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Trần Nhật Minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Chiếc xe thồ Điện Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO