Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC

Danh Anh/TTO| 09/11/2017 14:16

Hoa hậu Việt Nam Ngọc Hân vừa giới thiệu bộ sưu tập áo dài Bức họa đồng quê tại buổi tiệc chào mừng APEC 2017ở Đà Nẵng tối 8-11.

Bộ sưu tập được Ngọc Hân lấy cảm hứng từ những bức tranh của họa sĩ Phạm Trinh hiện đang sống và làm việc tại Huế.

Hình ảnh đồng lúa trải dài, cánh diều tuổi thơ, lũy tre làng... từ tranh của Phạm Trinh được Ngọc Hân in lên nền vải may áo dài.

Bộ sưu tập này từng được Ngọc Hân giới thiệu tại Lễ hội áo dài 2017 trong khuôn khổ Festival Huế 2017.

Hoa hậu Việt Nam 2010 cho biết, cô rất tự hào khi đã có cơ hội trình diễn áo dài tại sự kiện lớn APEC.

"Thông qua bộ sưu tập, tôi hy vọng các quan khách quốc tế sẽ yêu thích trang phục truyền thống của Việt Nam, đồng thời muốn tìm hiểu nhiều hơn về những miền thôn quê của đất nước", Ngọc Hân nói.

Góp mặt trong màn trình diễn áo dài của Ngọc Hân tối qua còn có Bùi Nữ Kiều Vỹ - người đẹp áo dài của Hoa hậu Việt Nam 2016 và dàn mẫu của Đà Nẵng. Hoa hậu Ngọc Diễm đảm nhận vai trò MC của sự kiện.

Sau khi trình diễn tại APEC, đến cuối tháng 11, Ngọc Hân sẽ sang Pháp tham gia sự kiện Biển đảo Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận.

Cô được một tổ chức tại Pháp mời góp mặt với tư cách là nhà thiết kế. Hoa hậu dự định sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài với chủ đề biển đảo tại sự kiện này.

Xem hình ảnh Ngọc Hân và bộ sưu tập của cô: 

Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 1.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 2.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 3.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 4.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 5.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 6.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 7.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 8.
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC - Ảnh 9.
(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ngọc Hân trình diễn Bức họa đồng quê tại APEC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO