Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề trồng hoa, cây cảnh từ những năm 80 của thế kỷ trước, nơi đây có nhiều tác phẩm cây cảnh có giá trị lớn cả về nghệ thuật và giá trị kinh tế cùng đội ngũ nghệ nhân trẻ có tay nghề. Tháng 11/2018, xã Hồng Vân đã được UBND TP. Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh. Đến nay, Hồng Vân là một trong những xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về du lịch của TP. Hà Nội, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và Thủ đô Hà Nội.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đi qua đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với các huyện ngoại thành, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa, hoa màu và thủy sản bị đổ, ngập, hư hỏng nặng nề, cùng với thiệt hại lớn trong chăn nuôi và các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Ảnh hưởng của bão số 3 cùng thời tiết liên tiếp mưa gần đây, các huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội như Ba Vì, Mê Linh bị thiệt hại lớn về nông nghiệp. Để khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ về nông nghiệp theo chỉ đạo của Thành phố, các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Phú Xuyên là huyện nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km. Nơi đây được biết đến với rất nhiều làng nghề truyền thống, bên cạnh đó, có một món ăn chỉ bán vào mỗi buổi chiều và được rất nhiều người yêu thích, đó là bún hến.
Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 trên những cánh đồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội lúa bắt đầu chín rộ, vàng ươm. Người nông dân ở khắp các thôn, xã lại bước vào mùa gặt mới. Cảnh đồng quê bao trùm một không khí rộn ràng, một bức tranh thanh bình thân thuộc.
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối trung tâm Thủ đô với các địa phương ngoại thành Hà Nội.
Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, từng bước hình thành và phát triển khu vực đô thị Thị trấn Vân Đình, kết hợp bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên, UBND huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) triển khai dự án thi công hè, rãnh thoát nước Quốc lộ 21B đoạn qua thị trấn Vân Đình từ đầu tháng 11/2023.
Gần đây, hễ cứ tan trường hoặc cuối tuần, các em nhỏ ở xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) lại rồng rắn đến với căn nhà cạnh đình làng Thành Vật… Hóa ra ngôi nhà đó có tên gọi “Ngôi nhà trí tuệ” – không gian văn hóa đọc và khuyến học “hiếm có khó tìm” ở ngoại ô Hà Nội.
Các dấu tích khảo cổ học trên địa bàn huyện Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thường Tín, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Hà Đông và vùng phụ cận.
Hành cung Cổ Bi (đình Bình Minh) hiện nay thuộc tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một dấu tích lịch sử quan trọng liên quan mật thiết tới chúa Trịnh Cương, một nhân vật lịch sử nổi tiếng ở đầu thế kỷ XVIII.
Trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2022, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước đối tác truyền thống, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Cuba, Italia và Đức từ ngày 19/11 đến 2/12/2022.
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi được thành lập theo quyết định số 2312/QĐ-UB ngày 10/06/1998 của UBND TP Hà Nội. Buổi đầu thành lập trường có quy mô chỉ 3 lớp học, với 125 học sinh cùng 14 thầy cô giáo; sau 25 năm xây dựng và trưởng thành với công lao và tâm huyết vô bờ bến của người sáng lập, giờ đây trường đã có quy mô 23 lớp học, hơn 1.000 học sinh cùng 60 cán bộ, giáo viên và đã trở thành ngôi trường kiểu mẫu ở ngoại thành Hà Nội.
Sau gần hai tháng khai trương (từ ngày 30-4), tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã thu hút hơn 90.000 lượt khách. Thị xã Sơn Tây đang xây dựng đề án nâng cấp, bổ sung nhiều hoạt động, dịch vụ trên tuyến phố để xây dựng nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.
UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất của Sở GTVT Hà Nội về phương án hợp lý hóa luồng tuyến nhằm mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tại các huyện Thường Tín và Gia Lâm cũng như kết nối tuyến buýt vào dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đồng ý cho học sinh đầu cấp và cuối cấp (trừ khối 1) gồm: khối 5,6,9,10,12 trở lại trường ở những địa bàn thuộc 18 huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng.
Thiếu sân chơi cho trẻ em là một thực trạng tồn tại nhiều năm nay ở Hà Nội, cả ở nội thành và ngoại thành. Thiếu sân chơi, trẻ em, đặc biệt là trẻ sống ở ngoại thành, dễ sa đà vào trò chơi thiếu lành mạnh, vô bổ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đuối nước...
Từ xưa trong đời sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ, gần như tháng nào trong năm cũng có lễ tết. Ngoài Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu, sang tháng ba Tết Hàn thực, tháng 5 Tết Đoan Ngọ… Sau năm 1945, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và người dân cả nước nói chung còn có Tết Độc lập 2/9.
Mặc dù vẫn đang trong thời gian thực hiện lệnh cách ly xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19, nhưng một số người dân tại ngoại thành Hà Nội đã có biểu hiện chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các quy định phòng dịch.
Hơn 1.400 thanh niên được hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm là kết quả của dự án “Đào tạo nghề cho thanh niên các huyện ngoại thành Hà Nội giúp họ ổn định sinh kế bền vững” thực hiện trong 4 năm qua. Điểm nổi bật của dự án là hơn 90% học viên sau đào tạo tiếp cận với việc làm ngay, có thu nhập ổn định...
Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố vận hành hai nhánh tuyến xe buýt mới, đó là tuyến 101B, lộ trình Bến xe Giáp Bát-Đại Cương (Ứng Hòa) và tuyến 103B, từ Bến xe Mỹ Đình-Hồng Quang (Ứng Hòa).
Thực hiện chủ trương của thành phố về việc nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, sáng 25-12, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã khai trương 4 tuyến buýt mới ra ngoại thành.