Hà Nội

Các địa phương ngoại thành Hà Nội nỗ lực giảm thiểu thiệt hại nông nghiệp sau bão, mưa lũ

Trung Kiên 11:58 10/09/2024

Ảnh hưởng của bão số 3 cùng thời tiết liên tiếp mưa gần đây, các huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội như Ba Vì, Mê Linh bị thiệt hại lớn về nông nghiệp. Để khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ về nông nghiệp theo chỉ đạo của Thành phố, các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Ngay sau khi bão số 3 đi qua địa bàn, lãnh đạo huyện Ba Vì đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai công tác khắc phục thiệt hại sau bão, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

bavi-2-.jpg
Lực lượng công an địa phương huyện Ba Vì hỗ trợ người dân thu hoạch lúa bị đổ.
bavi-3-.jpg
Nhiều héc-ta lúa chín tại huyện Ba Vì bị đổ, ngập do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua.

Theo thống kê ban đầu tại xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì), do ảnh hưởng của bão số 3, toàn xã bị ngập đổ khoảng 150 ha lúa, diện tích hoa màu bị ảnh hưởng 20 ha; vỡ đường tràn nối giữa thôn Gò Đình Muôn – thôn Mít Đồng Sống. Trong khi đó, Ảnh tại xã Minh Quang, bão số 3 gây thiệt hại tổng diện tích lúa bị ngập 251,59 ha, trong đó 70 ha lúa bị mất trắng, 104 ha hoa màu bị ảnh hưởng, gãy đổ 304 cây ăn quả, sạt lở 130 khối đất, 55m đường giao thông…

Qua kiểm tra thực tế tại các xã bị ảnh hưởng do mưa bão, đồng chí Đỗ Mạnh Hưng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đánh giá, các địa phương đã làm tốt công tác ứng phó đối với cơn bão số 3, chuẩn bị trước và ứng phó với cơn bão đồng thời khắc phục những thiệt hại khi bão đi qua. Huyện Ba Vì không có thiệt hại về người; cơ bản không bị thiệt hại nhiều về tài sản nhà cửa, cây cối đổ một số cây rải rác các xã, một số diện tích lúa bị đổ…

Lãnh đạo huyện Ba Vì chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Công điện, Kế hoạch khắc phục hậu quả sau cơn bão theo các Văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, Huyện ủy, UBND huyện. Đặc biệt, lãnh đạo huyện Ba Vì yêu cầu các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thu hoạch số lúa chín bị đổ, có biện pháp để tiêu thoát nước lượng mưa nhiều do ảnh hưởng đới hoàn lưu khi cơn bão số 3 đi qua, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường cũng như sớm ổn định sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội địa phương.

“Huyện tiếp tục theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật kịp thời diễn biến của thời tiết, đề phòng mưa lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão. Đồng thời tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, xử lý khắc phục kịp thời, hiệu quả thiệt hại ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra, trong đó thu dọn cây cối bị đổ, kiểm tra đảm bảo an toàn lưới điện, đôn đốc thu hoạch, khắc phục diện tích lúa mùa bị đổ” - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Trần Quang Khuyên, nhấn mạnh. Để giúp người dân thu hoạch lúa bị ngập, đổ gãy do bão số 3 gây ra, các lực lượng tại chỗ của địa phương tại huyện Ba Vì như công an, dân quân tự vệ đã cùng người dân xuống đồng, nỗ lực, cố gắng trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.

me-linh-5.jpg
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm và lãnh đạo huyện kiểm tra công tác chống úng tại xã Văn Khê.

Tại huyện Mê Linh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, cơn bão số 3 đổ bộ vào huyện Mê Linh vừa qua với sức gió mạnh kèm theo mưa lớn, tuy nhiên do chủ động ứng phó nên thiệt hại do bão gây ra trên địa bàn huyện là không có thiệt hại về người, không có nhà dân bị sập, đổ; các công trình của nhà nước, của địa phương được đảm bảo an toàn, không xảy ra tình trạng ngập úng trong các khu dân cư, giao thông đảm bảo thông suốt.

Thiệt hại chủ yếu do bão gây ra tại huyện Mê Linh chủ yếu là cây xanh bị đổ gãy (khoảng 650 cây); hơn 1600 ha lúa, rau màu bị đổ; 1 bè cá bị sóng đánh chìm, 1 lồng cá bị hư hại; 6 cột điện hạ thế và 1 cột viễn thông bị đổ gãy… Để kịp thời khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, các đồng chí lãnh đạo huyện Mê Linh đã trực tiếp xuống các xã, thị trấn để động viên người dân và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão gây ra. Huyện Mê Linh đã hoàn thành việc dọn dẹp, di dời cây xanh bị gãy, đổ đảm bảo giao thông thông suốt vào ngày 9/9.

Theo Trưởng phòng kinh tế huyện Mê Linh Nguyễn Thị Thanh Tám, lực lượng dân quân tự vệ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên... các địa phương đã hỗ trợ nông dân khắc phục dựng buộc diện tích lúa, cơ bản hoàn thành, bảo đảm lúa tiếp tục sinh trưởng tốt. Đối với 457ha rau màu bị dập nát, các lực lượng tại địa phương giúp đỡ bà con thu hoạch, dọn dẹp, vệ sinh đồng ruộng, tổ chức gieo trồng bổ sung bảo đảm diện tích gieo trồng.

me-linh(2).jpeg
Lực lượng thanh niên tại huyện Mê Linh hỗ trợ người dân dựng lúa bị đổ do bão.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, nhấn mạnh, thời gian tới các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện; UBND các xã, thị trấn huy động tối đa nhân lực xuống đồng hỗ trợ bà con dựng lúa bị đổ. Bên cạnh đó, công ty Thủy lợi Mê Linh tiếp tục vận hành hết công suất các máy bơm tiêu, tránh để lúa bị đổ ngâm lâu trong nước làm lúa bị hư hỏng. Huyện Mê Linh đồng thời tiếp tục triển khai các phương án ứng phó hoàn lưu bão, phòng chống úng ngập thời gian tới./.

Tại Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 8/9 về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện và chỉ đạo các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục, phục hồi sản xuất, bơm tiêu úng, buộc dựng, cứu lúa vụ mùa; rà soát, đánh giá, thống kê, hỗ trợ thiệt hại theo quy định; xây dựng phương án tăng cường sản xuất vụ Đông để bù đắp cho những diện tích, rau màu vụ mùa bị thiệt hại.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội tôn vinh 36 sản phẩm công nghiệp chủ lực
    Tối 13/12, Sở Công thương Hà Nội tổ chức lễ tôn vinh, trao danh hiệu Sản phẩm công nghiệp chủ lực và Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Quận Tây Hồ: “Dân vận khéo” nhằm phát huy sức mạnh xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 11-12, Quận ủy Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Tây Hồ; tổng kết công tác dân vận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Các địa phương ngoại thành Hà Nội nỗ lực giảm thiểu thiệt hại nông nghiệp sau bão, mưa lũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO