Chuyển động Hà Nội

Các huyện ngoại thành Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3

Đình Thế 20:54 10/09/2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đi qua đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với các huyện ngoại thành, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa, hoa màu và thủy sản bị đổ, ngập, hư hỏng nặng nề, cùng với thiệt hại lớn trong chăn nuôi và các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Thống kê của ngành nông nghiệp Hà Nội cho thấy, mưa bão, dông lốc tại thành phố Hà Nội còn gây thiệt hại nặng trong sản xuất nông nghiệp với 65.467ha lúa, rau hoa màu, cây ăn quả... bị ngập úng, gãy đổ, dập nát.

son-cong.jpg
Các vườn rau trồng công nghệ cao ở xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Trước tình hình mưa bão vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền huyện Ứng Hòa đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó. Các lực lượng chức năng đã được huy động để hỗ trợ người dân được đảm bảo an toàn tình mạng và an ninh trật tự. Hệ thống tiêu thoát nước cũng được vận hành hết công suất để giảm thiểu ngập úng.

Tại huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp có 2.632ha lúa mùa bị đổ.

Đặc biệt, tại xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa), cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Xã có 3 mô hình nông nghiệp áp dụng nhà lưới, nhà kính, tất cả đều bị tốc mái và đổ sập hoàn toàn sau bão.

Anh Đinh Minh Tiến, một trong những hộ đầu tư mạnh vào nông nghiệp công nghệ cao, bày tỏ lo lắng khi toàn bộ 3.600m² nhà kính, nhà lưới của anh bị hư hỏng hoàn toàn. "Thiệt hại này khiến tôi phải đối mặt với khoản đầu tư lại từ đầu, trong khi nguồn vốn hiện tại đã cạn kiệt" - anh Tiến chia sẻ.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn cho biết, huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp tiêu thoát nước, chống úng. Từ ngày 7/9, Xí nghiệp Thủy lợi Ứng Hòa đã vận hành các trạm bơm tiêu nước ra sông Nhuệ và sông Đáy. Đến nay huyện vẫn duy trì hoạt động 10 trạm bơm với tổng số 74 máy bơm.

Đối với diện tích lúa mùa bị đổ, UBND huyện đã chỉ đạo buộc dựng được hơn 1.500ha trên tổng số 2.632ha lúa bị gãy đổ. Công tác vệ sinh môi trường đã hoàn tất, trường học trên địa bàn trở lại hoạt động bình thường từ ngày 9/9.

Hiện, trên địa bàn huyện Ứng Hòa, các khu đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả, rau màu bị ngập úng nặng đang gia tăng, nhiều tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng bị ngập. Do đó, huyện tiếp tục duy trì trực ban 24/24h tại Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện. Các xã, thị trấn giám sát tình hình chặt chẽ để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Xí nghiệp Thủy lợi Ứng Hòa tiếp tục vận hành các trạm bơm, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, đồng thời theo dõi sát sao diễn biến mực nước sông Đáy và sông Nhuệ.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo nhân dân nhanh chóng khôi phục diện tích lúa bị đổ ngay khi thời tiết ổn định trở lại. Để tránh thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp, Ứng Hòa nhanh chóng lên kế hoạch sản xuất vụ đông.

4803_bao_6.jpg
Kiểm tra diện tích lúa bị ngập úng tại huyện Thường Tín.

Tại huyện Thường Tín, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, huyện tiếp tục rà soát, tổng hợp, phân loại các thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn; đồng thời, yêu cầu Xí nghiệp Thủy lợi Hồng Vân phối hợp với UBND các xã vận hành các trạm bơm tiêu phục vụ công tác tiêu úng, đặc biệt là các diện tích sản xuất nông nghiệp đang bị ngập, úng.

Thống kê nhanh về thiệt hại ban đầu, trên địa bàn huyện chưa có thiệt hại về người do thiên tai; có 557 trường hợp bị tốc mái công trình do mưa bão; 250 biển quảng cáo, pano bị hư hỏng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện có khoảng 2.018ha lúa bị đổ; khoảng 716ha rau màu dập nát; khoảng 310ha hoa, cây ăn quả bị ngập nước và khoảng 170ha thủy sản bị tràn bờ; gia cầm chết khoảng 460 con gà; một số chuồng trại chăn nuôi bị ngập úng; tổng số 4.684 cây xanh bị gãy, đổ; 91 cột điện các loại và 3 cột viễn thông bị gãy đổ.

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh yêu cầu Công ty Điện lực Thuờng Tín tiếp tục phối hợp với các các, thị trấn tiến hành khắc phục các sự cố về điện; kịp thời cung cấp điện ổn định cho các trạm bơm tiêu úng và điện phục vụ sinh hoạt. UBND các xã, thị trấn khẩn trương khắc phục, hỗ trợ người dân khắc phục các sự cố, thiệt hại do bão số 3 gây ra, để kịp thời ổn định sản xuất, đời sống và sinh hoạt người dân./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ
    Ngày 18-9, Bộ GD-ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
  • Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ
    Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã báo cáo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố. Đề xuất này nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều trường học.
Đừng bỏ lỡ
Các huyện ngoại thành Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO