Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây: Nét riêng của du lịch ngoại thành

Hanoimoi| 29/06/2022 14:21

Sau gần hai tháng khai trương (từ ngày 30-4), tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã thu hút hơn 90.000 lượt khách. Thị xã Sơn Tây đang xây dựng đề án nâng cấp, bổ sung nhiều hoạt động, dịch vụ trên tuyến phố để xây dựng nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.

Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây: Nét riêng của du lịch ngoại thành
Các hoạt động vui chơi tại tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Thu hút đông đảo du khách

Theo Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây Nguyễn Đăng Thạo, sau gần 2 tháng khai trương, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã tạo được không gian văn hóa cộng đồng hấp dẫn, điểm đến của nhiều người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Trung bình một tuần, tuyến phố thu hút từ 10.000 đến 15.000 khách. Riêng trong tuần đầu mở cửa, phố đi bộ đã đón trên 35.000 lượt khách.

"Số lượng người dân và du khách tham gia các hoạt động tại không gian Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây ngày càng đông. Trong đó, có nhiều hoạt động trải nghiệm thu hút đông đảo người dân, như thể thao đường phố, dancesport, ẩm thực, trò chơi dân gian, trưng bày và bán đồ lưu niệm…", ông Nguyễn Đăng Thạo chia sẻ.

Trong gần 2 tháng hoạt động, không gian đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã diễn ra trên 100 buổi biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tại 8 điểm sân khấu chính và các khu vực xung quanh. Các hoạt động được tổ chức đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng, từ thanh thiếu nhi cho đến người cao tuổi, nổi bật có thể kể đến: Hội thi áo dài, thi đánh cờ, nông dân đua tài, khiêu vũ, nhảy hiện đại… Tại đây cũng diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian, như: Nặn tò he, trò chơi dân gian, viết thư pháp, vẽ truyền thần, bóng bay nghệ thuật...

“Chúng tôi cố gắng duy trì các hoạt động theo từng chủ đề khác nhau, điều này vừa tạo sự mới lạ, phong phú cho tuyến phố đi bộ, vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, giải trí cho các tầng lớp nhân dân”, ông Nguyễn Đăng Thạo cho biết.

Theo ghi nhận, đến nay, tuyến phố đi bộ bước đầu đã trở thành không gian văn hóa, du lịch hấp dẫn, đạt được mục tiêu ban đầu, góp phần xây dựng điểm văn hóa, du lịch hấp dẫn vùng ngoại thành Hà Nội.

Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây: Nét riêng của du lịch ngoại thành
Nhiều hoạt động thể thao đường phố tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút đông đảo người dân và du khách.

Xây dựng điểm kết nối du lịch ngoại thành

Theo UBND thị xã Sơn Tây, hoạt động tuyến phố đi bộ được xác định là điểm nhấn trong Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2022 và sẽ là tiền đề bứt phá, khơi dậy tiềm lực cho sự phát triển của thị xã, nhất là phát triển kinh tế đêm.

Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây Nguyễn Đăng Thạo thông tin, Sơn Tây sẽ phát triển thêm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thu hút du lịch trong thời gian tới. Cụ thể, vào đầu tháng 7 này, tại phố đi bộ sẽ diễn ra giải đua thuyền quanh hào Thành cổ. Ban tổ chức tuyến phố cũng phối hợp với Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây) đưa các đoàn văn hóa, văn nghệ của các dân tộc đến biểu diễn, nhằm tạo thêm nhiều màu sắc văn hóa hấp dẫn. 

Bên cạnh đó, vào sáng chủ nhật hằng tuần, tại tuyến phố sẽ có thêm hoạt động triển lãm, tổ chức các gian hàng ẩm thực, trưng bày sản phẩm OCOP đặc trưng; đẩy mạnh thể thao, văn hóa đường phố với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ dancesport, hát chầu văn, múa rối nước…

“Hiện chúng tôi đang xây dựng đề án kết nối các điểm du lịch ngoại thành, các khu resort ở khu vực Ba Vì, Làng cổ Đường Lâm… bằng xe điện để đưa du khách lưu trú tại đây có thêm điểm trải nghiệm khi đến với Sơn Tây. Ngoài ra, chúng tôi đang kết nối với những điểm du lịch ở các tỉnh, thành phố bạn bằng các hoạt động giao lưu văn hóa”, ông Nguyễn Đăng Thạo cho biết thêm.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây khi đưa vào hoạt động được kỳ vọng phát huy lợi thế của di tích Thành cổ, từ đó hướng tới phát triển du lịch, trở thành một trong những điểm đến đặc sắc của ngoại thành Hà Nội.

(0) Bình luận
  • Phát huy hồn cốt kinh đô ngàn năm văn hiến trong xây dựng chuẩn mực, con người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Hội nghị nhằm thúc đẩy triển khai đồng bộ, đề xuất cơ chế và giải pháp để xây dựng và triển khai các chuẩn mực, tiêu chí về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới thực sự phù hợp, hiệu quả từ cấp Thành phố đến cơ sở; đảm bảo tính thống nhất và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư Thủ đô.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây: Nét riêng của du lịch ngoại thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO