Sân khấu

Nghệ sĩ kịch câm hàng đầu Việt Nam qua đời

KT 13/12/2023 11:42

NSƯT Hoàng Phúc Dzĩ sinh năm 1944, được xem là một trong những nghệ sĩ đầu tiên có công gây dựng sân khấu kịch câm ở Việt Nam. Theo thông tin từ gia đình, ông đã rời cõi tạm sáng 12/12, hưởng thọ 81 tuổi.

532482-136252109863444-2066819955-n-4775.jpg
NSƯT Hoàng Phúc Dzĩ trên sân khấu.

NSƯT Sĩ Tiến cho biết, lễ viếng và lễ truy điệu nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ được tổ chức bắt đầu từ 7h30 ngày 15/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị.

Nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ sinh năm 1944, được xem là một trong những nghệ sĩ đầu tiên có công gây dựng nên kịch câm ở Việt Nam. Ông công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ từ năm 1982 - 2004.

Nhà hát Tuổi trẻ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tổ chức lớp đào tạo cơ bản về kịch câm. Khi đó, bộ môn này lác đác xuất hiện trong nước với quy mô khiêm tốn. Gương mặt đầu tiên theo đuổi loại hình kịch câm là nghệ sĩ Đặng Dũng (Nhà hát ca múa nhạc T.Ư), rồi đến lượt Nhà hát Tuổi trẻ. Diễn viên kịch nói Phúc Dzĩ được Bộ Văn hóa lựa chọn gửi sang Pháp theo học 3 năm với ý tưởng “đón đầu” bộ môn sân khấu đầy tiềm năng này.

Sau khóa học, nghệ sĩ Phúc Dzĩ trở về làm giảng viên chính của lớp trung cấp kịch câm do Nhà hát Tuổi trẻ mở năm 1982. Từ hơn 1.000 thí sinh ban đầu, 20 gương mặt tiềm năng nhất trúng tuyển vào khóa đào tạo 3 năm. Họ là: Kế Đoàn, Bích Ngọc, Tuyết Hậu, Phương Phương... cũng là những gương mặt chính tạo nên diện mạo của kịch câm Việt Nam những năm sau đó. Thậm chí, trước khi sang Liên Xô học nghề đạo diễn, NSND Lê Hùng có một thời gian dài “nổi đình đám” trong vai trò diễn viên kịch câm thuộc nhà hát.

Diễn viên kịch nói Phúc Dzĩ được Bộ Văn hóa lựa chọn gửi sang Pháp theo học 3 năm với ý tưởng "đón đầu" bộ môn sân khấu đầy tiềm năng này. Sau khóa học, nghệ sĩ Phúc Dzĩ trở về làm giảng viên chính của lớp trung cấp kịch câm do Nhà hát Tuổi Trẻ mở năm 1982.

Các nghệ sĩ kịch câm của Nhà hát Tuổi trẻ luôn ghi được dấu ấn riêng. Vở kịch câm Thi sĩ hủi của nhà hát đã giành huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1995. Tiết mục Mặt nạ do nghệ sĩ Phúc Dzĩ dàn dựng từng tham gia một liên hoan sân khấu quốc tế tại Iran và được khán giả yêu thích.

Nghệ sĩ Phúc Dzĩ từng khẳng định: "Kịch câm không bao giờ chết bởi lịch sử của kịch câm là đồ thị hình sin, lúc lên lúc xuống và phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh đó xuất hiện những con người xuất chúng thì kịch câm hưng thịnh. Kịch câm sinh ra bởi con người và con người còn sống thì kịch câm còn tồn tại"./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ kịch câm hàng đầu Việt Nam qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO