Sân khấu

“Trương Viên” lan tỏa nghệ thuật chèo cổ, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trung Kiên 06/12/2023 16:15

NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, người phục dựng và nâng cao vở chèo cổ “Trương Viên” cho rằng, vở diễn sẽ giúp diễn viên trẻ tiếp thu, bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống, góp phần thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết, 20 giờ ngày 9/12 tại Rạp Đại Nam (phố Huế, TP. Hà Nội), đơn vị sẽ chính thức công diễn vở chèo cổ “Trương Viên” phục vụ khán giả, công chúng Thủ đô. Vở chèo “Trương Viên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng và nâng cao; nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương và NSƯT Bùi Đức Hạnh biên soạn, chỉnh lý; đạo diễn vở chèo này là NSƯT Cao Kim Điền.

bac-chiem(1).jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, người phục dựng và nâng cao vở chèo cổ “Trương Viên” cho Nhà hát Chèo Hà Nội.

Điểm nhấn của vở chèo cổ “Trương Viên” của Nhà hát chèo Hà Nội lần này ở chỗ, các vai chính đều được giao cho các diễn viên trẻ, tuổi mới ngoài đôi mươi đảm nhận như Xuân Trường (vai Trương Viên), Thúy Nga (vai Thị Phương). Ngoài ra, vở diễn còn có sự tham gia của NSƯT Phương Mây (vai Trương mẫu), NSƯT Thu Hằng (vai Quỷ cái), NSƯT Hồng Nam (vai Sơn thần), NSƯT Ngọc Phú (vai Hề 1), nghệ sĩ Mạnh Hùng (Thần hổ), nghệ sĩ Đào Dũng (vai Hề 2),…

Với bản dựng lần này, NSND Quốc Chiêm đã rất tâm huyết trong việc gìn giữ những yếu tố mẫu mực của chèo cổ, chi tiết và tỉ mỉ từng động tác, từng điệu hát để gìn giữ những giá trị bản sắc của chèo. Bên cạnh đó, vở chèo được thêm vào những điệu múa để vở diễn uyển chuyển hơn và góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của một vở chèo cổ.

chuong-vien.jpg
Diễn viên trẻ Thúy Nga (vai Thị Phương) và diễn viên Xuân Trường (vai Trương Viên) trong vở chèo “Trương Viên” (Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội).

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Người Hà Nội về vở chèo cổ “Trương Viên”, NSND Trần Quốc Chiêm, cho biết, nội dung vở diễn ca ngợi lòng hiếu thảo của nàng dâu với mẹ chồng, tình cảm phu thê, tình mẫu tử và đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa. “Vở diễn này đã được nhiều đơn vị nghệ thuật chèo trên cả nước dàn dựng, phục dựng và nhiều nghệ sĩ trở nên nổi tiếng sau khi đóng vai chính trong vở Trương Viên. Vai diễn Trương Viên là kép chính như một vai mẫu trong chèo cổ và vở chèo này gây được sự xúc động cho người xem”, NSND Trần Quốc Chiêm, chia sẻ.

Vẫn theo NSND Trần Quốc Chiêm, trong 7 vở chèo cổ gồm Quan âm Thị Kính, Trinh Nguyên, Trương Viên, Xúy Vân, Từ Thức, Lưu Bình – Dương Lễ, Nàng Thiệt Thê, NSND Trần Quốc Chiêm đã dàn dựng được cho Nhà hát Chèo Hà Nội 2 vở, trao truyền lại cho thế hệ trẻ về nghệ thuật chèo truyền thống. “Người ta nói “thầy già con hát trẻ”, tôi đã đào tạo được cho Nhà hát Chèo Hà Nội hai đôi đào kép trẻ đẹp, có thanh có sắc. Các em tiếp thu, biểu diễn nhiều thêm sẽ có 6 tiêu chuẩn gồm thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần để trở thành người nghệ sĩ. Hiện tại các em đã có thanh, sắc và dần dần sẽ khẳng định được mình trên sân khấu Thủ đô”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, cho biết.

chuong-vien-2.jpg
“Trương Viên” là vở chèo ca ngợi lòng hiếu thảo của nàng dâu với mẹ chồng, tình cảm phu thê, tình mẫu tử và đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa. (Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội).

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, trong vở Quan âm Thị Kính, ông đã đào tạo được vai Thị Kính cho nghệ sĩ trẻ Hồng Thắm, đến vở “Trương Viên” thì đào tạo được vai Thị Phương cho nghệ sĩ Thúy Nga, vai Trương Viên cho diễn viên trẻ Xuân Trường. NSND Trần Quốc Chiêm đánh giá, các diễn viên này còn rất trẻ, đảm nhiệm vai diễn ở độ tuổi ngoài đôi mươi nhưng các diễn viên trẻ rất có năng khiếu, lòng yêu nghề. Trong vở “Trương Viên” cũng có nhiều vai diễn đi kèm theo như vai Trương mẫu (mẹ Trương Viên) do NSƯT Phương Mây đóng, vai Quỷ cái của NSƯT Thu Hằng, vai Thần Hổ của nghệ sĩ Mạnh Hùng… cùng các diễn viên trẻ của Nhà hát Chèo Hà Nội đảm nhận.

“Ngay từ buổi đầu tổng duyệt ra mắt, vở chèo “Trương Viên” đã tạo được cảm tình, sự yêu mến của khán giả và các đồng nghiệp. Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ biểu diễn chính thức vở chèo “Trương Viên” vào tối ngày 9/12 để giới thiệu chèo cổ, cũng như dàn diễn viên trẻ đến với công chúng và khán giả Thủ đô, chắc chắn sẽ đem lại những cảm xúc với khán giả.

truongvien3.jpg
Từ buổi đầu tổng duyệt ra mắt, sự nhập vai của các diễn viên trẻ và nghệ sĩ gạo cội của Nhà hát Chèo Hà Nội trong vở diễn đã khiến nhiều người xem xúc động. (Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội).

Các diễn viên trẻ sẽ tiếp thu, bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống, lan tỏa chèo cổ tới khán giả trong nước cũng như quốc tế, góp phần thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc”, NSND Trần Quốc Chiêm, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội sẽ xây 2 đập dâng trên sông Hồng để phòng chống thiên tai vào năm 2025
    Dự kiến năm 2025 sẽ nghiên cứu khả thi để đưa vào đầu tư xây dựng hai đập dâng Xuân Quan và Long Tửu trên lưu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
“Trương Viên” lan tỏa nghệ thuật chèo cổ, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO