Văn học - Nghệ thuật

Nghệ sĩ Hữu Độ qua đời

Nguyễn Lâm 10:53 15/08/2024

Nghệ sĩ Hữu Độ sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông tham gia diễn xuất khi còn là học sinh. Năm 1960, ông công tác tại Đoàn Kịch nói Hà Nội. Một số vở gắn liền với tên nghệ sĩ Hữu Độ, có thể kể đến như Cái máy chém, Những người du kích, Lam Sơn tụ nghĩa...

huu-do-17236862968981540316661.jpeg
Nghệ sĩ Hữu Độ qua đời ở tuổi 90.

Đại diện gia đình cho biết nghệ sĩ Hữu Độ mất vào 22h44 ngày 13/8, hưởng thọ 90 tuổi. Ông ra đi vì bệnh tắc động mạch phổi.

Lễ tang nghệ sĩ diễn ra vào sáng 16/8 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, số 1 Trần Khánh Dư, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang diễn ra cùng ngày. Thi hài nghệ sĩ được hỏa táng ở Đài hóa thân Hoàn vũ, Văn Điển. Lễ an táng diễn ra tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.

Ông đã nghỉ đóng phim hơn 10 năm nay. Vài năm trước, sức khỏe ông vẫn tốt, có mặt ở các dịp kỷ niệm của Nhà hát Kịch Việt Nam - nơi ông công tác nhiều năm.

Ông sinh năm 1934 ở Hà Nội, hoạt động trong các đoàn kịch nói nghiệp dư từ khi còn là học sinh. Nhờ gương mặt sáng, vóc dáng cao, Hữu Độ thường xuyên có mặt trong phong trào ở trường và địa phương.

Năm 1954, khi đang học THPT Nguyễn Trãi, ông được chọn vào vai Cả Khiết trong vở kịch Cái tủ chè, do học sinh các trường lớn ở Hà Nội hợp tác, công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ông cũng từng diễn xuất trong một số đoàn kịch bán chuyên nghiệp của Hà Nội như Sông Hồng kịch xã, Mùa Thu, Đông Phương.

Năm 1960, ông về Đoàn Kịch nói Hà Nội, tham gia nhiều vở như Cái máy chém, Những người du kích, Lam Sơn tụ nghĩa. Sau một thời gian, ông lại công tác ở Đoàn nghệ thuật Tổng cục Đường sắt, giữ chức trưởng đoàn. Khoảng những năm 1970, ông về Đoàn kịch nói Trung ương, nay là Nhà hát Kịch Việt Nam.

Tiếp đó, ông về Đoàn nghệ thuật Tổng cục Đường sắt, giữ chức trưởng đoàn. Nghệ sĩ Hữu Độ bắt đầu hoạt động Nhà hát Kịch Việt Nam từ năm 1970.

Ngoài sân khấu, nghệ sĩ Hữu Độ còn tham gia đóng phim truyền hình. Khán giả nhớ đến ông qua các vai diễn trong phim Ngọt ngào và man trá, Lẽ nào anh đã quên em, Cảnh sát hình sự, Tổ ấm, Ảo ảnh trắng, Những ngọn nến trong đêm, Thức tỉnh, Vị tướng tình báo và hai bà vợ, Nếp nhà…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Đạo diễn Xuân Phượng lọt top "100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024"
    Hãng thông tấn BBC vừa công bố danh sách "100 người phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024", tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Đáng chú ý, đạo diễn, tác giả sách và chủ phòng tranh Xuân Phượng – đại diện từ Việt Nam – đã được vinh danh trong danh sách này.
  • Thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định kèm Kế hoạch “Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” để trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung này (dự kiến tháng 6/2025).
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ Hữu Độ qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO