Nhịp sống Hà Nội

Nấu cỗ đêm ở làng Tráng Việt

Văn Hậu 07:55 01/04/2024

Xưa, Tráng Việt thuộc tổng Thiên Lộc, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Làng nằm gọn ở khúc cong bờ bắc sông Hồng, nay là địa đầu của huyện Mê Linh, Hà Nội.

co-bat-trang-7.jpg
Ảnh minh họa

Đương cảnh Thành hoàng của Tráng Việt là Quốc Vương Thiên Lưu Ả Lự Minh Vương, tướng của Hai Bà Trưng, dòng dõi vua Hùng. Cha đẻ Lự Nương là Hùng Hiên. Bà là cô của Trưng Trắc, Trưng Nhị, đã hợp sức với cháu, cùng đánh Tô Định.

Thần phả kể rằng, vì mải mê đánh giặc cả ngày, tới đêm Ả Lự mới tạm nghỉ giao chiến. Lự Nương lúc đó cùng quân sĩ nghỉ ngơi ăn uống. Đang ăn, Lự Nương nghĩ, lúc này có thể bọn Tô Định chủ quan, chúng đang ăn uống rượu chè say sưa nằm la liệt ngổn ngang. Thế là đoàn nữ binh của bà đặt bát đũa xuống, giữa đêm bất ngờ xông vào tấn công tận sào huyệt giặc, quyết diệt bọn chúng. Lúc đó đèn đuốc tắt ngấm, quân ta cứ sờ lên ngực tên nào là đàn ông, mồm nồng nặc hơi rượu là tiêu diệt. Từ đó, hàng năm dân làng Tráng Việt tổ chức tiệc đêm để tưởng nhớ chiến công của Lự Nương.

Chính tiệc ở làng Tráng Việt tổ chức vào đêm mồng 8 tháng Hai. Khi tế phải tắt hết đèn đuốc. Mọi việc đều phải dò dẫm. Dân làng diễn hội thì phải dùng kiếm gỗ. Đầu kiếm buộc túm giẻ bọc vôi, nên vết đâm để lại dấu vôi trên áo. Khi thắp đuốc lên thấy nhiều áo đàn ông có dấu vôi là năm ấy dân làng làm ăn hưng thịnh. Ngược lại, áo đàn bà có nhiều dấu vôi thì người ta cho là điềm không hay. Vì vậy, việc sờ ngực đối tượng để quyết định nhát đâm là hết sức quan trọng.

Khi trận đấu kết thúc, làng mới tổ chức tiệc cỗ đêm. Có hai món là bành dầy và xôi nén. Các giáp mang bánh về cúng thần. Bánh dầy phải mướt, trắng, mềm, dẻo. Bánh dầy mà gợn hạt gạo, đen, khô mặt thì bị loại. Xôi nén đanh vuông bày trên mâm gỗ, mỗi chiều dài khoảng 60cm, dày 10cm. Đây là chiếc bánh biểu tượng lương khô của quân sĩ mang đi đánh trận.

Đến nay dân gian vẫn còn truyền tụng câu:

Đông Cao có tục bó mo

Tráng Việt có tục đi mò ăn đêm

Ấy là bắt nguồn từ câu chuyện Lự Nương đánh giặc và tục cúng đêm của người làng Tráng Việt vậy./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cắt tóc vỉa hè – Nét đẹp bình dị trong văn hóa đường phố Hà Nội
    Xuất hiện từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước, nghề cắt tóc vỉa hè từng là “kế sinh nhai” của những người cao niên sau khi nghỉ hưu. Không cần bảng hiệu, chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là những người thợ đã có thể hành nghề. Qua năm tháng, những tiệm cắt tóc vỉa hè dần thưa vắng nhưng hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí người Hà Nội như một biểu tượng bình dị của nếp "sống chậm" giữa nhịp sống đô thị đang hối hả chuyển mình.
  • Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập phường Sơn Tây
    Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
  • Một thoáng Tây Hồ, một mùa sen níu bước người thương
    Mỗi độ hè sang, hồ sen Tây Hồ lại ngập tràn trong sắc hồng thanh khiết và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa quý – sen Bách Diệp. Không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội, sen Bách Diệp còn là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, mang đến những trải nghiệm đầy thi vị cho du khách.
  • Thủ đô Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm nhân dịp Quốc khánh 2/9
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
  • Trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhiều phụ huynh và học sinh đến Văn Miếu Quốc Tử Giám dâng hương
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 của Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 7-8/6. Với gần 116.000 thí sinh dự thi và 201 điểm thi, kỳ thi vào lớp 10 năm nay của Hà Nội có quy mô lớn gấp khoảng 10 lần so với các tỉnh thành khác. Để an tâm bước vào kỳ thi có sức cạnh tranh cao, nhiều phụ huynh và học sinh đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám dâng hương cầu may mắn.
  • Người dân Hà Nội tất bật chuẩn bị Tết Đoan Ngọ
    Ngày Tết Đoan Ngọ, các khu chợ dân sinh, chợ truyền thống nhộn nhịp hơn khi người dân tất bật mua sắm các lễ vật để chuẩn bị cho mâm cúng dâng lên bàn thờ gia tiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nấu cỗ đêm ở làng Tráng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO