Y tế - Giáo dục

Nâng cao nhận thức của toàn xã hội để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Quỳnh Chi 20:09 10/02/2025

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (hoặc không gian mạng).

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng nhằm xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, hành vi, ứng xử cho người sử dụng Internet (người dùng trên môi trường mạng) nhằm thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Thúc đẩy việc phản ánh, thông báo các nội dung độc hại và các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tới các cơ quan chức năng.

trem-em-mangxh.jpg
Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt khi hoạt động trên môi trường mạng. (Ảnh minh họa/Thanh Hà).

Bộ quy tắc này gồm 3 Chương, 11 Điều, quy định nhiều nội dung quan trọng với phạm vi áp dụng là các hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng. Đối tượng áp dụng Bộ Quy tắc gồm 5 nhóm đối tượng: Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên; Người dùng trên môi trường mạng; Tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; Trẻ em.

Quy tắc ứng xử cho trẻ em

Tìm hiểu về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng. Trẻ em phải cẩn thận, tỉnh táo khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, khi tìm kiếm các thông tin trên Internet. Giao tiếp, ứng xử tích cực, văn minh và có thái độ tôn trọng người khác trên môi trường mạng; chia sẻ với bạn bè an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm. Trẻ em hỏi ý kiến và được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trước kết nối với người lạ trên môi trường mạng. Đồng thời chia sẻ với cha, mẹ, người chăm sóc hoặc giáo viên về những mối quan hệ, khó khăn, rắc rối của bản thân gặp phải trên môi trường mạng.

Đặc biệt, trẻ em cần dũng cảm phản ánh, tố giác tới các cơ quan chức năng khi gặp phải hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em. Không truy cập, sử dụng và chia sẻ các thông tin, nội dung độc hại; không tham gia, bắt chước các nội dung tiêu cực, nhảm nhí, vô bổ, thiếu lành mạnh trên môi trường mạng. Cẩn thận và trách nhiệm khi chia sẻ, cung cấp các thông tin, hình ảnh cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay của bất kỳ ai trên môi trường mạng. Các em cũng không truy cập vào các đường dẫn, nội dung có nguồn gốc không rõ ràng, hãy rời đi và báo cáo khi thấy nội dung, hành vi không phù hợp. Không tham gia các hoạt động bè phái, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè hoặc các trẻ em khác.

Quy tắc ứng xử cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên

Tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng; quan tâm chăm sóc, lắng nghe ý kiến của trẻ em. Thường xuyên trao đổi với trẻ em để nắm bắt nhu cầu, sở thích của trẻ khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng. Ngoài ra cần cập nhật thông tin về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và các kiến thức, kỹ năng, công cụ để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Chú ý, hỗ trợ, đồng hành và hướng dẫn trẻ em thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên giám sát, quản lý việc sử dụng internet của trẻ em, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ trên môi trường mạng, mối quan hệ của trẻ em trên môi trường mạng. Quan tâm, chú ý tới những thay đổi bất thường của trẻ em để đảm bảo trẻ em luôn được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời; che chở, động viên và giúp đỡ khi trẻ em gặp khó khăn, rắc rối, bị bắt nạt hoặc bị xâm hại trên môi trường mạng.

Cùng đó, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Báo cáo và hướng dẫn trẻ báo cáo tới các cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em. Lồng ghép các nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong quá trình dạy học, hướng dẫn cho trẻ em.

Đối với người dùng trên môi trường mạng

Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ. Không chia sẻ các nội dung độc hại cho trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Không chia sẻ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên.

Không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội. Không lôi kéo, thu hút, dụ dỗ trẻ tham gia các hoạt động trên môi trường mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. Phản ánh và báo cáo các nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tới cơ quan chức năng, chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đến người thân, cộng đồng.

thong-tin-xau-doc.jpg
Các tổ chức, cá nhân, nhà sáng tạo nội dung số không đăng tải video trái thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. (Ảnh minh họa).

Quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng

Cần bảo vệ trẻ em, ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi xây dựng, sáng tạo các nội dung. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông, bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng xây dựng các nội dung truyền thông lành mạnh phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các tiêu chuẩn cộng đồng. Nhất là phân loại và hiển thị cảnh báo các nội dung không phù hợp với trẻ em; triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.

Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng khi phát hiện nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng tích cực phối hợp truyền thông, giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Một ngày với chùa Hương…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Một ngày với chùa Hương… của tác giả Đào Ngọc Chung.
  • Sương chiều
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sương chiều của tác giả Nguyễn Linh Khiếu.
  • Nhiều nỗ lực thay đổi đem lại diện mạo mới cho Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025
    Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Trong đó, Lễ khai hội diễn ra vào mùng 06 tháng Giêng được tổ chức long trọng có nhiều đổi mới, đảm bảo nghi lễ phật giáo và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách thập phương.
  • Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030
    Quy hoạch phát triển mới đến năm 2030 của Việt Nam sẽ có 221 Khu công nghiệp (KCN) quy hoạch mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 KCN điều chỉnh quy hoạch.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 07/02/2025 về việc Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025).
  • Du khách nô nức trẩy hội Lim, đắm chìm trong làn Quan họ
    Hội Lim năm nay diễn ra trong hai ngày 9-10/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  • Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng
    Chủ tịch UBND phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Thương cho biết, sáng 12/2 (Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống di tích lịch sử Quốc gia đền Và xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức. Lễ hội là cầu nối giữa hiện tại – quá khứ - tương lai, giao lưu văn hóa giữa nhân dân 2 vùng Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
  • Triển lãm “Di sản Hà Nội - Sapa" của giảng viên, sinh viên kiến trúc Thái Lan
    Triển lãm trưng bày giới thiệu 26 bức tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ hơn 100 tác phẩm của các giáo sư và sinh viên các trường kiến trúc trên khắp Thái Lan. Triễn lãm diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 31/3.
  • Tín ngưỡng thờ rắn ở làng Kim Bài và làng Đại Từ
    Truyền rằng ở làng Đại Từ (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ) có một chàng trai nghèo rời làng đi đánh giậm kiếm ăn. Chàng đến làng Kim Bài và bén duyên với một cô gái làng Cát Động cùng xã cũng nghèo khổ như chàng. Hai bên làm nhà trên một bãi đất cạnh hồ lớn, sáng thường ra hồ đánh giậm kiếm cá tôm.
  • [Podcast] Phủ Tây Hồ - Điểm đến linh thiêng của Thủ đô hơn nghìn năm tuổi
    Đi lễ chùa đầu xuân năm mới là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ai ai cũng gửi gắm ước nguyện bình an, may mắn, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và an khang thịnh vượng cho bản thân cũng như gia đình trong năm mới, hơn nữa đây cũng là nét đẹp của người Việt khi hướng về tổ tiên cũng như các bậc thánh hiền. Và Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là một trong địa danh được người dân Thủ đô, du khách tìm đến dâng lễ, cầu bình an dịp đầu xuân năm mới, nhất là Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
    Vào lúc 19h30 ngày 14/2/2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới.
  • Khai hội đình Tây Đằng: Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản
    Vào ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống đình Tây Đằng, một di tích quốc gia đặc biệt, chính thức khai hội, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Đây là dịp không chỉ để tưởng nhớ lịch sử, văn hóa của địa phương mà còn thể hiện sự tiếp nối và gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
  • Thủ đô đẩy mạnh sinh hoạt chuyên đề Hà Nội trong kỷ nguyên mới
    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành công văn định hướng sinh hoạt chính trị tháng 2/2025 về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị tập trung triển khai, hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt chuyên đề về “Hà Nội trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản
    Từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO