Nắng chợt vàng như mật ong, thu hanh hao trên vai áo em gầy. Nắng thu bồng trong mắt biếc. Có chút gì xa vắng mênh mang. Ta nhớ em cồn cào bởi một lần em quẩy gánh mùa thu ra phố. Mùa thu của em là trái thị vàng tươi,là hoa móng rồng nồng nàn ngõ nhỏ. Mùa thu em mơ màng trong trái bàng chín mọng. Ta bần thần nhớ áo trắng học trò ngùi ngùi những ngày xa. Em có nhớ những chiều nắng bồng ra cửa biển, giấc mơ thiếu phụ của ta lãng đãng men say. Ta muốn gom cả đất trời để ủ hồn trong men rượu cúc. Ta muốn mượn tơ trời để dệt cho em chiếc áo lúc đông sang. Con chuồn chuồn chiều nay cõng gió qua mặt ao thu, khiến lòng ta xôn xao gợi nhớ. Nhớ những đêm thu nồng nàn hương rượu cúc. Nhớ những câu thơ viết dở khi chiều buông. Hình như thu về ướp hồn ta bảng lảng gió sương, dệt thành những giấc mơ yêu đầy mộng. Ta thương những ngón tay gầy đan áo mùa đông. Này ơi! Mùa thu quyến những dư âm trong lòng ta tạo men say âm ắp sắc màu.
Một đêm nào đó trong dào dạt luênh loang ánh vàng của trời đất ngồi bên chậu quỳnh đang lặng lẽ tỏa hương, ta nhấp một chút rượu ngắm sắc trắng trong e ấp của quỳnh hương hồn chợt lâng lâng thấy cái tao nhã của đất trời hình như đang hòa nhập và nàng thơ chợt đến.
Mùa thu ở những vùng đồng bằng ven biển, không có nét đẹp lộng lẫy thảng qua bất chợt như những ngày thu hay chớm thu ở Hà Nội. Người ta vẫn nghĩ tới kinh kỳ mỗi khi vào thu với những kiêu kì và mơ màng. Nhưng mùa thu ở vùng ven biển quê tôi khác hẳn. Trong cái nắng hanh hao và không gian bàng bạc của bờ bãi ngút ngàn biển và lúa, mùa thu hiện lên có màu xanh ngả sang chín ruộm của lúa, có màu bàng bạc mênh mông và xa vời không thể tả của biển. Tôi vẫn nhớ cảm giác mùa thu ở quê mình, bởi một khoảnh khắc đứng trên đê, hướng mắt ra phía xa xăm nhất của đường chân trời, thấy biển còn cô đơn hơn cả mình. Và qua những khoảng mênh mông kia, một chóp của nhà thờ bị sâu lún, chìm dần vào giữa ven con nước lớn, nghe hoang tàn và cô liêu. Rồi bất chợt rùng mình bởi cái màu hoa muống tím cồn thắt dạ khi một cơn gió thoảng qua, cái màu hoa kia như tỏa hương, chấp chới bay lên một sắc tím giản dị giữa khoảng bao la bát ngát của trời, mây và nước.
Những ai đi xa, có khi nào lòng lại nhớ đến xanh xao cái màu tím hoa muống biển ở quê nghèo nhà mình không? Những ngày thu, ngồi bên nhau uống rượu thì thích lắm. Chiều lang thang ra chợ, không phải cứ là đàn ông thì không ra chợ. Giữa cái hanh hanh năng nắng của chiều chiều, xách một cái giỏ nhỏ đi ra chợ nửa quê nửa phố, chợ nằm chơi vơi trên cây cầu Đông Biên, ven tiếng chuông nhà thờ đang ngân nga đổ bóng lên những tháp vòm, nghe tiếng miền biển thân thuộc và như có âm hưởng của sóng, của lúa, khoai, mộc mạc lắm và mua một vài chùm quả, nào hồng, nào cam, nào quýt và đóa hoa cúc tươi vàng khơi khơi về nhà, không quên mua một ít thức ăn, tối gọi bạn bè tới thủ thỉ và nói chuyện văn chương trong cái tịch mịch, êm đềm của đất trời vào thu, thì còn gì bằng.
Bỗng dưng, lại nhớ cô em xinh đẹp năm nào, giờ đang lai vãng nhớ thu bằng cách phóng xe ào ào qua phố đông người.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
Ngày 15/7, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề 'Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045'.
Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, canh bún cua chất chứa hương vị của tuổi thơ, của một thời bao cấp với hình ảnh các bà, các mẹ với những đôi quang gánh cùng nồi bún, nồi nước dùng đi rao khắp các ngõ ngách, phố phường Thủ đô.
Thành phố Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của thành phố 6 tháng đầu năm 2025 đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đồng bộ và toàn diện từ thành phố đến cơ sở.
Tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, diễn ra sáng 15/7, xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng; trong đó hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của thành phố.
Triển lãm “Nối” là sự kiện thường niên lần thứ 4 của CLB Họa sĩ màu nước Hà Nội, thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu, sáng tác nghiêm túc của các họa sĩ màu nước không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố. Các tác phẩm dù theo các đề tài khác nhau nhưng đều lấy nguồn cảm hứng mãnh liệt từ đời sống hàng ngày làm chất liệu sáng tác.
Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 do Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức, nhằm khẳng định giá trị lịch sử vĩ đại của sự kiện, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự kiện cũng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước theo định hướng Đại hội XIII.
Sáng 14/7, Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy cơ quan Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030.
Sáng 14/7, tại Hội trường UBND phường Phú Thượng, Chi bộ Quân sự phường đã trọng thể tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên Chi bộ Quân sự, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương.
Chào mừng ngày thành lập xã Đa Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2025 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tối 12/7, tại Nhà Văn hóa thôn Đức Hậu, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đa Phúc đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới”.
Ngày 12/7, phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn. Hoạt động này tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025); đặc biệt là đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.
Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới đang diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp) xem xét hai hồ sơ Di sản thế giới của Việt Nam gồm hồ sơ liên tỉnh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc và Hồ sơ đa quốc gia Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Việt Nam và Lào).