Mùa sương giăng bến nước

Bùi Việt Phương| 09/11/2019 23:37

Tây Bắc là núi non trùng điệp - đó là một khoảnh khắc bấm máy, một ý thơ tứ thơ bay bổng. Thực ra, nơi ấy có đến bốn vựa lúa nước lớn “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, nghĩa là vẫn có những đồng bằng nằm đan xen, thung lũng biếc xanh giữa bốn bề núi non lạnh giá.

Mùa sương giăng bến nước

Tây Bắc là núi non trùng điệp - đó là một khoảnh khắc bấm máy, một ý thơ tứ thơ bay bổng. Thực ra, nơi ấy có đến bốn vựa lúa nước lớn “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, nghĩa là vẫn có những đồng bằng nằm đan xen, thung lũng biếc xanh giữa bốn bề núi non lạnh giá. Bởi thế, nước luôn sóng đôi với núi đồi. Nước như mái tóc thướt tha uốn lượn trên những nét cong của người thiếu nữ Thái. Mùa này, nơi những bến nước sương giăng, người con gái vẫn cõng nước về bản nhỏ có ngọn lửa ấp iu. Anh có về cùng em nơi ấy, bỏ lại sau lưng những bụi bặm nhọc nhằn nơi phố thị. Chỉ có nơi đây mới có cho riêng mình một mùa, mùa sương giăng bến nước...

Miền đất trời Tây Bắc nơi núi bắt đầu nghiêng về phía Đông Nam tìm tới biển, những mạch nước bắt đầu tìm cho mình một mảnh đất lành để gửi hồn, cho đêm ngày róc rách cả ngàn vạn năm như thế. Trên con đường quốc lộ 6, một thời là đường độc đạo lên vùng Điện Biên xa ngái, qua thị trấn Thuật Châu cổ xưa, mảnh đất cuối cùng của tỉnh Sơn La, ta bắt gặp mó nước Bản Bó bên ngọn núi đá vôi trầm mặc. Mó có từ bao đời, nước tuôn một khoang rộng trong vắt. Cả năm dẫu ngày mưa lũ, nước cũng không dâng lên vẩn đục, ngày khô hạn, nước vẫn ăm ắp đầy. Chẳng biết bao giờ, khi những tảng đá mòn vẹt, nhẵn thín, người ta gọi nơi ấy là bến nước. Bến của dòng nước trong vắt, thanh tân, bến đã gắn với bao kỉ niệm, bến của thời thiếu nữ. 

Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng sớm, khi nước mới ra khỏi nguồn, những người phụ nữ của bản đã xuống cõng nước về đổ đầy những ang. Thứ đến, là những người đi làm đồng sớm, đem những con dao, cái cuốc xuống phía cuối bến để mài sắc lẻm rồi mới chỉnh trang lại khăn gói lên nương. Giữa trưa, khi những cánh chuồn kim đủ sắc màu chấp chới trên mặt nước, lũ trẻ lại ra đây vây bắt cá cờ. Những con cá tinh ranh nấp vào mỏm đá, cái đuôi sặc sỡ như chiếc váy uốn lượn chấp chới trước tầm tay bé thơ, tất cả đều hiện hữu giữa dòng nước trong và núi rừng xanh biếc như tiên cảnh. 

Bến nước vào thu khi trời Tây Bắc bắt đầu se lạnh. Những đàn cò đã bay về sớm hơn, người đi nương về qua bến tắm thưa dần. Sương từ núi ngàn tràn xuống phủ một màu trắng mịn tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng. Mùa sang, những chiếc lá tre như con thuyền lững thững xuôi dòng. Bến đợi, có khi chỉ là một cái sợi tơ nhện giăng qua mặt mương cũng làm chiếc thuyền kia ghé vào bởi  bấy lâu nay dòng nước yên ả quá. 

Bến nước khi bản làng quần tụ sau cuộc di cư, nơi người ta mài những con dao sắc để đẵn gỗ dựng nhà. Người Thái làm nhà chỉ bằng những con dao, bản được sinh sôi bằng những nếp nhà, những kiếp người sinh ra và lớn lên, mất đi cũng có bến nước là chứng nhân. 

Bến nước mùa thu miền Tây Bắc vừa mang hơi hướng những bến nước đồng bằng châu thổ vừa là vẻ đẹp rất riêng của xứ sở này. Sương đến rồi đi, sẽ còn những mùa sương giăng, còn những dòng nước chơm chớp vào sương giá nhưng bàn chân ấy, bờ vai tròn ấy, mái tóc dài ấy... sẽ mãi mãi rời xa nơi bến nước này. Mùa đông, mùa cuối cùng người con gái cõng nước về sương giăng ngập lối.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mùa sương giăng bến nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO