Đời sống văn hóa

“Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Kim Thoa 19:53 01/07/2024

Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...

tptt-4-.jpg
Đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam du khách sẽ được thấy mỗi dân tộc lại có những trang phục truyền thống mang nét đặc trưng riêng...

Hoạt động tháng 7 với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...; với các hoạt động gần gũi, thân quen gắn bó mật thiết với đời sống hoạt động hàng ngày của đồng bào các dân tộc do chính chủ thể văn hóa giới thiệu;

Đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

tptt-2-.jpg
Vẻ đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc

Điểm nhấn của các dân tộc là không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội... cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Đến mỗi điểm làng là một hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách, các chủ thể văn hóa tham gia vào quá trình làm, tạo sản phẩm, được nghe chính đồng bào kể chuyện, được trải nghiệm các hoạt động văn hóa truyền thống như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối trê, đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh, tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh; trải nghiệm trang phục dân tộc…

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình.

Vào cuối tuần còn có các hoạt động như Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ, xem các phật tử tại chùa Khmer chuẩn bị dâng các vật dụng cần thiết cho các sư trong mùa an cư kiết hạ, mong cầu một mùa an cư bình an;

Hàng ngày tại Làng còn có các hoạt động như giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc từ không gian kiến trúc văn hóa, trang phục, lễ hội, trình diễn đàn Tơ rưng dân gian, Đinh pút, Chapi, hát những ca khúc về Tây Nguyên, múa xòe, vông… hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc. Luyện tập dân ca dân vũ, các bài hát tiết mục diễn xướng về lòng biết ơn nguồn cội, uống nước nhớ nguồn tri ân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7...

Bên cạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, trong tháng 7 này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam còn có chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực... cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Điều này sẽ sớm được hiện thực hóa khi Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, có các chính sách như một “bệ phóng” để các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô vươn xa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
  • Yêu một người Hà Nội
    Chuyến bay lúc 4 giờ chiều hạ cánh xuống sân bay Nội Bài với lời chào là bản nhạc "Nhớ về Hà Nội". Trống ngực tôi loạn xạ cứ như đang đến cuộc hẹn đã mong đợi từ lâu.
  • Phường Thụy Khuê (Tây Hồ): Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
    Ngay trong ngày đầu tiên Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có hiệu lực thi hành, chiều 1/7, UBND phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội tổ chức lễ ra mắt 13 tổ bảo vệ an ninh, trật tự với 46 thành viên tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
  • Khẩn trương đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực
    Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng nay 1/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.
Đừng bỏ lỡ
“Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO