Đời sống văn hóa

Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế:Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"

Hà Oai 29/06/2024 08:18

Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.

Làm lễ rước tượng chó đá và lập miếu thờ

Nhiều nơi người dân kính cẩn gọi tượng chó đá là linh khuyển, thần cẩu, thiên cẩu… Cụ thể, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có dịp tìm về những làng quê ở Thừa Thiên Huế như làng Bao La – Đức Nhuận (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền), TDP Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) để tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này và trong đó mỗi nơi cũng như mỗi vùng có những hình thức thờ chó đá khác nhau.

z5575669225288_677dce22929cf44c3c0891347df20b3c.jpg
Ngôi miếu thờ "Thẩn Cẩu" của người dân làng Bao La - Đức Nhuận (xã Quảng Phú).

Nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 15km về phía Bắc, làng Bao La – Đức Nhuận (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) không chỉ nức danh xưa nay về nghề đan lát truyền thống mà còn nổi tiếng về thờ “Thần Cẩu” cùng với những giai thoại kỳ bí mà trong suy nghĩ của người dân chỉ biết là thờ "Ngài". Những ai lần đầu đến làng Bao La – Đức Nhuận ắt hẳn sẽ tò mò về một ngôi miếu nhỏ với bề rộng chừng 4m² nằm sát con đường bê tông vào làng rất được người dân trong làng Bao La – Đức Nhuận xem trọng, giữ gìn.

Theo quan sát của PV Tạp chí Người Hà Nội, ngôi miếu nhỏ được dựng lên để thờ “Ngài thần cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận và con chó được làm bằng đá cao khoảng 70cm, bề ngang khoảng 50cm và nặng trên 20kg, bức tượng chó đá được người dân nơi đây kính cẩn đặt trên bệ cao trong tư thế ngồi uy nghi bệ vệ và mặt hướng ra cánh đồng của làng - nơi con sông Bồ chảy qua. “Thần Cẩu” với dáng ngồi nhổm khoan thai và miếu có ba chữ hán tạm dịch là “Thiên Cẩu Thần”. Người dân làng Bao La – Đức Nhuận (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng không ai rõ miếu “Thần Cẩu” có từ bao giờ mà chỉ biết ngôi miếu này đã gắn liền với cuộc sống của dân làng qua rất nhiều thế hệ.

z5575669223651_33a27a2b74570f65087486d38c753ca2.jpg
"Thần Cẩu" có dáng ngồi uy nghi, khoan thai... hướng ra cánh đồng của làng.

Theo lời kể của những vị cao niên trong làng, nguồn gốc của miếu thờ “Thần Cẩu” cũng gắn liền với những giai thoại hết sức kỳ bí. Tương truyền rằng, hơn 500 năm trước làng Bao La – Đức Nhuận từng gặp phải hạn hán kéo dài khiến ruộng vườn khô cạn và mất mùa liên miên, dân làng liên tục đào giếng sâu giữa đồng ruộng tìm, dùng mọi cách nhưng không tìm ra nguồn nước để giải hạn hán.

Tưởng như đã tuyệt vọng thì trong một lần đào giếng dân làng phát hiện một vật bằng đá hình thù giống một chú chó nằm sâu dưới lòng đất, kỳ lạ là khi đưa vật này lên thì mạch nước xuất hiện giúp dân làng thoát khỏi đại hạn hán. Vì vậy, người dân cho rằng bức tượng chó đá là vị thần được phái đến để giúp đỡ, bảo vệ cuộc sống bình an cho làng nên người dân đã lập miếu và làm lễ rước tượng vào miếu để thờ “Ngài thần cẩu”.

Giai thoại kỳ bí về miếu thờ “Ngài”

Trong khi đó, liên quan đến việc thờ “Ngài” thì người dân nơi đây còn kể nhiều câu chuyện linh thiêng chưa lời giải xảy ra sau khi lập ngôi miếu thờ chó đá. Đó là những câu chuyện của ông cha trước đây kể lại cho nhau nghe.

Ông Thái Phước (73 tuổi, trú xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) có nhà gần với miếu “thờ Thần Cẩu” kể cho biết, dân làng cũng truyền tai nhau về giai thoại là có một lần gia súc trong vùng bị dịch bệnh lạ, quá sợ hãi nên ban ngày người dân đến miếu “Thần Cẩu” để khấn vái và ngay trong đêm đó trong làng xuất hiện một con chó trắng có 3 chân vừa chạy vừa sủa quanh làng, sáng hôm sau bệnh dịch bỗng nhiên chấm dứt. Ngày nay, người dân chúng tôi gọi là “Ngài” hoặc “Thần Cẩu” và được ví như vị thần trấn giữ làng nên người dân ở đây rất tôn kính, hàng tháng cứ vào dịp mười bốn, ngày rằm, ngày 30 và mồng 1 (Âm lịch) người dân thay nhau hương khói, quét dọn miếu thờ sạch sẽ.

z5575669225061_ccd3062e75cc5f277f512a4cb35c7906.jpg
Nhiều câu chuyện ly kỳ kể về "Thần Cẩu" ở làng Bao La - Đức Nhuận.

Khi trong làng có lễ cúng gì người dân đều đem một mâm lễ đến dâng miếu “Thần Cẩu”. Mâm lễ người dân làng cúng gì thì cúng "Ngài" như nấy, ví dụ con gà, xôi, cau trầu, rượu… Tuy nhiên, ông Thái Phước cũng kể thêm về một câu chuyện khác liên quan đến việc thờ miếu “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là trước đây dân làng Bao La (làng Đức Nhuận mới sáp nhập vào mới đây) cực khổ lắm và ra đồng làm việc từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Trong những đêm khuya ấy, nhiều người dân thấy có con chó lạ sủa tiếng rất to khiến người đi làm đồng sợ hãi và phải về nghỉ ngơi kẻo mệt. Đó cũng là một lý do để dân tôn thờ “Thần Cẩu”.

Cũng theo người dân làng Bao La – Đức Nhuận kể cho phóng viên chúng tôi nghe một câu chuyện nữa xoay quanh việc thờ “Thần cẩu”, đó là cuộc đối đầu giữa khuyển và hổ của hai làng Bao La – Đức Nhuận và Hạ Lang (xã Quảng Phú). Theo đó, hồi xưa dân làng Hạ Lang trong nhiều năm liền gặp hỏa hoạn cháy nhà mà không biết lý do và có những nhà bị cháy đến hai lần, có nhà vừa mới làm xong đã bị cháy nên người dân hết sức sợ hãi liền mời một vị thầy về giải hạn.

Khi thầy đến giải và phán rằng, những ngôi nhà bị cháy này ở trước mặt “thần cẩu” làm cản trở tầm nhìn của "Ngài" nên ngài nổi giận. Sau đó, làng Hạ Lang cho xây một bức bình phong có hình con hổ lớn phía trước ngôi miếu trên đất của làng Bao La – Đức Nhuận đối diện với miếu “thần cẩu” khoảng vài trăm mét, kể từ đó làng Hạ Lang được yên ổn.

(Còn nữa)...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đền Rừng: Những suất cơm nghĩa tình trong mùa Phật Đản
    Ngày 13/5/2025, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và thấm đẫm tinh thần từ bi của mùa Phật Đản, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã diễn ra một hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn và giàu giá trị văn hóa. Hoạt động do sự chung tay của đền Rừng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và chùa Đông Các Tự (La Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) khởi xướng cùng sự góp sức âm thầm của đông đảo phật tử, thiện tín gần xa.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Nhiều bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
    Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP. Vinh, Nghệ An.
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025: 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình
    Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hải Phòng cho biết, Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình” diễn ra vào ngày 13/5/2025.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội
    Nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” từ ngày 16/5/2025 đến 18/5/2025 tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô Hà Nội.
  • Triển lãm văn hoá Phật giáo Đại lễ Vesak 2025
    Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO