Đền Cẩu Nhi và tục thờ chó đá

Công lý| 17/02/2018 21:09

Tọa lạc ở một hòn đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch, đền Cẩu Nhi (còn có tên gọi khác là đền Thủy Trung Tiên) gắn với sự tích vua Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô về Thăng Long qua lời kể của dân gian là cả một sự tích đầy bất ngờ, ly kỳ và thú vị.

Sự tích thú vị về đền Cẩu Nhi

Trước khi tìm hiểu về đền Cẩu Nhi, tôi đã được nghe các cụ cao niên kể về những câu chuyện ly kỳ liên quan đến các di tích có sự xuất hiện của các linh vật như chó đá đứng canh gác trước cổng mang một ý nghĩa vừa tâm linh, vừa huyền bí. Trong quan niệm của người Việt, tục thờ chó đá có từ thời xa xưa gắn với đó là những câu chuyện dân gian thú vị. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng nhà, đền miếu như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.

Thực tế cho đến tận ngày nay, tại một số địa phương vẫn còn gìn giữ tục chôn chó đá trước cửa, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ. Không ở đâu xa, quê tôi gần đền Hai Bà Trưng (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) hiện vẫn còn một đôi chó đá với ý nghĩa thần canh cửa. Người dân nơi đây cũng không biết hai con chó đá này có từ bao giờ, họ chỉ quan niệm đôi chó đá là hai linh vật linh thiêng bảo vệ dân làng là nét đẹp văn hóa địa phương do ông cha để lại.
Đền Cẩu Nhi và tục thờ chó đá
Đền Cẩu Nhi.

Cách đền Hai Bà Trưng khoảng 8km, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng có một bệ thờ chó đá. Trên bệ thờ, trước mặt chó đá có đặt bát hương. Theo cụ thủ từ và một số người già trong làng thì chó đá vốn ngự trên gò cao, cách đình vài trăm mét, dưới hai cây gạo to. Sau gò lở, hai cây gạo đổ, dân làng rước chó đá về bên cạnh đình cho tiện việc hương khói. Các cụ còn cho biết, chó đá ở đây được gọi là Quan Hoàng hoặc Quan Hoàng Ba, những ngày mùng Một và ngày rằm, người dân đều ra thắp hương cúng bái.

Gần đó, đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) cũng có một bệ thờ chó đá. Chó đá ở đây là cả một nhóm được đẽo bằng đá xanh. Ngồi giữa là chó lớn, cao 1,4m, quây quần hai bên là đàn chó nhỏ kích cỡ khác nhau, rất sinh động. Nhóm chó đá này “ngồi” bệ vệ trên một bệ thờ xây bằng gạch, rộng 10m2, xung quanh bệ thờ có tường bao, ở giữa là táp môn trang trí khá đẹp. Trước mặt chó lớn đặt một bát hương rất to. Dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi bệ thờ này là Quan lớn Hoàng Thạch.

Trở lại với câu chuyện đền Cẩu Nhi, một ngôi đền độc đáo tọa lạc ở một hòn đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới các nhà khoa học.

Theo tìm hiểu của người viết, ồn ào bắt đầu từ năm 2002 khi người dân phường Trúc Bạch tha thiết đệ đơn lên thành phố xin phép được xây dựng lại đền thờ Cẩu Nhi thì có một số ý kiến phản đối. Trong đó có ý kiến của một số chuyên gia cho rằng đền Cẩu Nhi là một sự “bịa đặt lịch sử”, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến ủng hộ việc phục dựng đền Cẩu Nhi. Qua nghiên cứu, Sở Văn hoá và Thể thao TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình đã phê duyệt dự án phục dựng đền Cẩu Nhi ở phường Trúc Bạch. Đến ngày 20-8-2017, công trình phục dựng đền Cẩu Nhi chính thức khánh thành và được xếp hạng là di tích cấp thành phố.

Đền Cẩu Nhi gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) sinh năm Giáp Tuất (974) lên ngôi và dời đô về Thăng Long.

Sự tích xưa kể rằng, ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được cho là quê hương của vua Lý Công Uẩn) có một con chó mẹ sinh được chó con trên lông có những đốm ghép lại thành chữ "Thiên tử", ứng với việc vua Lý Công Uẩn lên ngôi (vua Lý Công Uẩn tuổi Tuất). Mẹ con Cẩu Mẫu - Cẩu Nhi đã vượt sông Hồng về Thăng Long, thành thần, được Vua cho dựng miếu thờ, sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” do Quốc sử quán triều Lê biên soạn có đoạn viết: “Trước đây, ở Viện Cảm Tuyền chùa ứng Thiên Tâm châu Cổ Pháp, có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen, thành ra hai chữ “Thiên tử”, kẻ thức giả nói đó là điềm người sinh vào năm Tuất làm thiên tử. Đến đây vua sinh năm Giáp Tuất, làm thiên tử quả ứng nghiệm”.

Sách “Tây Hồ chí” do Dương Bá Cung (1794-1868) có nói về đền Cẩu Nhi. Dương Bá Cung người làng Nhị Khê, đỗ cử nhân năm 1821, làm Đốc học, có công sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi. Năm 2000, Bùi Hạnh Cẩn dịch “Tây Hồ chí” và in trong tập “Thăng Long thi văn tuyển” (NXB VH-TT). Trong mục “Núi sông”, ông viết: “Châu chử (bến Châu) tròn, lớn hơn Châu phụ, ở phía Tây hồ Trúc Bạch. Trên có miếu chó thần Cổ Nhi dựng từ triều Lý. Nay hãy còn”; và Núi Khán: “Hai ngọn liền nhau, ở phía Nam hồ, góc Tây nội thành. Trên có miếu Cẩu Mẫu (mẹ chó thần) của triều Lý. Nay là chùa”.

Sách “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” (NXB HN-1995) khi giới thiệu về vùng Hồ Tây, cụ Nguyễn Văn Uẩn viết: “Lên đến gần đường đê Yên Phụ, ta thấy còn mấy di tích lịch sử nữa: ở bên phải, trên một gò nhỏ giữa hồ Trúc Bạch có đền Cẩu Nhi, đền này có từ thời Lý Thái Tổ (thế kỷ XI), khởi thủy ở cạnh núi Nùng trong Hoàng thành, khi xây lại thành sau này mới chuyển bài vị thờ thần ra đây. Về sau, những người coi đền và người đến lễ bái chỉ biết là đền thờ “Thủy Trung Tiên” (Bà tiên dưới nước).

Ngôi đền có kiến trúc độc đáo

Kể từ khi được đầu tư phục dựng, đền Cẩu Nhi trở nên khang trang hơn và được nhiều người ghé thăm, đặc biệt là vào những ngày rằm, ngày lễ. Nhiều người tìm đến đền Cẩu Nhi để cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc.

Ông Nguyễn Văn Đức, người trông coi đền cho biết, trước đây đền xuống cấp sập sệ, nhiều người dân còn chiếm dụng để kinh doanh nên lượng người đến viếng thăm thưa dần. Kể từ ngày đền được trùng tu lại, ngày nào cũng có người đến thắp hương...
Đền Cẩu Nhi và tục thờ chó đá
Bệ thờ chó đá trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng)

Vẻ đẹp kiến trúc ngôi đền nhìn từ trong ra ngoài, từ chi tiết đến tổng thể đều có nét đặc trưng riêng biệt. Đền được xây hình chữ nhật, nằm thơ mộng tại một đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch, gần cuối đường Thanh Niên, xung quanh đền có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc um tùm.

Lối vào đền là cây cầu xây bằng đá hình vòng cung bắc qua mặt hồ Trúc Bạch. Cầu dài 18m gồm 5 nhịp, mỗi nhịp dài 3,6m, rộng 2,25m. Trước cổng có hai con chó bằng đá án ngữ. Từ đường Thanh Niên, đi qua cây cầu đá này là cổng Tam Quan được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống được làm bằng gỗ vững chắc, phía trên lợp bằng ngói vảy cá. Trong đền có nhiều tượng. Đặc biệt, toàn bộ tượng, chông, chân nến được chế tác bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng bên hồ Trúc Bạch.

Dấu ấn lịch sử còn sót lại là tấm bia đá xung quanh chạm nổi hình cánh sen khắc 4 chữ “Di tích Cẩu Nhi” là chứng tích về truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian lưu truyền đến hôm nay. Nội dung văn bia soạn theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Tây Hồ chí”, ở cuối có đoạn: “…đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi đều hóa, vua nghe chuyện bảo đó là Chó Thần, bèn xuống chiếu cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu trên núi, dựng miếu thờ Cẩu Nhi trong hồ này. Miếu vẫn còn thuộc địa phận làng Trúc Yên…”. Ở cuối bia có dòng chữ cho biết, công trình do Trung tâm Bảo quản -Tu bổ di tích thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin xây dựng, hoàn thành ngày 4-6-1988.

Người trông coi đền Cẩu Nhi cho biết, trải qua thời gian, những chữ khắc trên bia đá nay đã mờ và phai đi nhiều. Để bảo tồn một di tích cổ và tôn thêm vẻ đẹp Hồ Tây, Trúc Bạch, UBND TP Hà Nội cho sửa sang cảnh quan và dựng nhà bia. Hiện nay, tấm bia được quấn bằng lớp vải đỏ, bao bọc xung quanh càng khiến cho câu chuyện về Cẩu Mẫu - Cẩu Nhi trở nên ly kỳ, huyền bí.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Đền Cẩu Nhi và tục thờ chó đá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO