Một đêm thu

Bùi Việt Phương| 23/09/2019 07:55

Thuở nhỏ, tôi hay nán lại bến sông để ngắm vầng trăng thu nhô lên đầu núi nhìn tôi lấm láp hồn nhiên. Như thể, trăng đã ghé nhà tôi nhưng không gặp nên chạy ra đây tìm mình vậy. Rồi tôi cũng phải tha hương từ chính bến quê này. Suốt mười năm phiêu bạt mỏi mòn, nhiều rằm thu tôi ngước nhìn trăng qua ô cửa gác trọ nhưng hình như trăng ngoảnh đi, không muốn nhìn tôi nữa. Ấy là tôi nhận lầm, trăng quê người chỉ hao giống với trăng thu ở cố hương mình.

Một đêm thu

Thuở nhỏ, tôi hay nán lại bến sông để ngắm vầng trăng thu nhô lên đầu núi nhìn tôi lấm láp hồn nhiên. Như thể, trăng đã ghé nhà tôi nhưng không gặp nên chạy ra đây tìm mình vậy. Rồi tôi cũng phải tha hương từ chính bến quê này. Suốt mười năm phiêu bạt mỏi mòn, nhiều rằm thu tôi ngước nhìn trăng qua ô cửa gác trọ nhưng hình như trăng ngoảnh đi, không muốn nhìn tôi nữa. Ấy là tôi nhận lầm, trăng quê người chỉ hao giống với trăng thu ở cố hương mình.

Khi tôi còn ẵm ngửa, dì tôi còn trẻ lắm. Rằm Trung thu của người Việt vốn không thịnh soạn như người Trung Quốc nhưng lại thanh tao. Dì hái những trái bưởi đã chín, vỏ xanh nứt những tia nắng vàng, tỉa múi bưởi thành những chú mèo lông xù đấm miệng nựng tôi. 

Hạt bưởi, dì đã phơi khô rồi xâu thành chuỗi nến. Khi đốt ánh sáng đượm hương như thể được cất bằng nắng hạ sương thu vậy. Biết đâu còn có cả một ít mưa xuân có tự đầu năm  ngấm vào thân bưởi mẹ. Bàn tay ấu thơ xinh xắn với ánh nến lung linh chỉ chạm phải những tia óng ánh vàng. 

Một thu, dì tôi đi lấy chồng, con thuyền đưa dâu đã xuôi bến rồi khuất bóng dưới thượng lưu từ dăm hôm trước. Cặp bánh dẻo, bánh nướng dì gửi về qua một người đi chợ xa làm tôi thích thú. Cái nhân có thịt mỡ với hành béo ngậy chiêu với nước trà ướp hương sen cứ đọng mãi trong miệng một vị ngọt đậm đà. Nó như thấm vào từng mạch máu. Ông ngoại tôi qua chơi từ chập tối nhưng chỉ uống trà rồi ngắm dậu cúc mờ mờ dưới trăng và chậm rãi bảo: “Con út xuôi làng dưới làm dâu tưởng đã yên bề. Thế mà…”

Cái điều ông cụ không muốn nói nữa cứ ngân mãi suốt tuổi thơ tôi như một tiếng chuông chùa thật trong phả vào đêm trăng thu cô quạnh. Nhiều đêm tôi nằm mơ dì út trong bộ áo nâu sồng của ni cô thỉnh một tiếng chuông thật muộn. Tiếng chuông từ ngôi chùa hoang vắng vùng sơn cước ngân lên mãi vào khoảng trời xanh thẫm cho đến khi chạm vào đàn chim hạc đi tránh rét. Con hạc đầu đàn rùng mình rũ từng hạt sương lạnh nhưng vẫn không quên ngậm một sợi trăng vàng bay về miền đất ấm. 

Từ đêm trăng mười ba, mười bốn tôi đã biết nhưng nó còn giả cách như một người khách lạ. Đóa quỳnh hương góc vườn như đã quen với sự kiêu kì đó cứ ngủ vùi mặc tôi thấp thỏm. Đêm nay trăng thu ghé hiên nhà tôi như người khách quen đã tìm được gia tư của người bà con xa lâu ngày mới gặp. Trăng suồng sã sải bàn chân ánh sáng lên từng viên gạch khô lạnh. Mặt trăng thu lóng lánh trong ang nước đầu hè. Bày tay trăng xòe ve vuốt lên những cánh quỳnh vừa thức giấc. Hương quỳnh vừa hé cửa đã ngậm đầy “hương trăng”. 

Cảnh vật đêm thu nay vẫn vậy. Tôi tập tọng như đứa trẻ lên mười xâu từng hạt bưởi. Vụng về mở gói chè sen xuất khẩu, hộp bánh nướng, đợi khi đèn đường đã tắt để đón một nàng trăng. Không còn bóng ông ngoài góc bàn kia, không còn múi bưởi mèo bông của dì trên mâm cỗ này nhưng ánh trăng vàng vẫn tỏ. Trăng nhìn tôi lấp loá qua men đĩa, qua mặt nước chén trà pha dối và ngỡ ngàng trước cặp kính tôi. 

Ôi rằm Trung thu với “bách gia đoàn viên nhật”, mùa của cốm, của hồng và lung linh đèn nến. Tất cả sẽ còn mãi với thời gian dù người khách tha hương có trở về rất muộn. Đêm nay tôi sẽ trải lòng mình với trăng thu! 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Một đêm thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO