Miền sơn cước tuổi thơ

Bùi Anh Thơ| 23/09/2019 07:55

Nơi tôi lớn lên là một vùng kinh tế mới trên cao nguyên Lâm Viên. Đây là vùng đất giúp những gia đình miền Trung như gia đình tôi thoát khỏi sự nghèo đói ở quê cha, đất tổ nhưng không phải là một nơi ưu ái cho những đứa con nít đi tìm cái chữ như chúng tôi.

Miền sơn cước tuổi thơ

Nơi tôi lớn lên là một vùng kinh tế mới trên cao nguyên Lâm Viên. Đây là vùng đất giúp những gia đình miền Trung như gia đình tôi thoát khỏi sự nghèo đói ở quê cha, đất tổ nhưng không phải là một nơi ưu ái cho những đứa con nít đi tìm cái chữ như chúng tôi. 

Trường cách nhà chúng tôi tầm 2km, 2km cũng sẽ chẳng có gì nếu như đường đến trường của lũ chúng tôi không đi qua 1 cái cầu treo và 2 cái dốc cao tít. 2km với chúng tôi khi đó đằng đẵng lắm, ngày nào cũng phải mất hơn 1h đồng hồ để di chuyển đến trường. Nhưng chẳng có ngày nào chúng tôi đi học trễ hơn 11h, mặc dù 1h chiều mới vào lớp. Vì sao ư? Vì những dây mâm xôi mọc ven đường ngọt lịm. 

Tôi cũng không nhớ rõ lắm mâm xôi ra trái vào mùa nào hay ra quanh năm, chỉ biết cứ mỗi ngày đi học, lũ chúng tôi lại rủ nhau leo lên triền dốc ven đường để tìm những quả mâm xôi đỏ mọng ấy. Quả mâm xôi nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, được kết bởi nhiều hạt nhỏ li ti, nhìn tựa như 1 mâm xôi gấc. Có lẽ vì thế mà nó được gọi là mâm xôi, vị ngọt thanh nhưng lại pha chút vị đắng. Thật ra độ ngon của nó chẳng thể tương xứng được với sự thích thú của chúng tôi khi ấy đâu. Với bọn trẻ bây giờ, những quả mâm xôi không thể nào hơn những chiếc bánh Pizza, những bịch Snach đủ mùi, những chai nước ngọt nhiều màu sắc nhưng với chúng tôi thời đó là cả một sự ngon lành và hấp dẫn. 

Không chỉ có mâm xôi cuốn hút chúng tôi, cả những cành lau mọc tít trên đỉnh đồi cũng khiến chúng tôi mất nhiều tâm sức để có được chúng. Bẻ lau xong, cũng chỉ nắm lại thành bó rồi rượt đuổi nhau, có thế thôi đó, mà đứa nào cũng hăng hái lắm. Tôi nhớ có vài lần bắt gặp những người lớn cũng leo lên đỉnh dốc để bẻ lau như chúng tôi khi ấy. Nhưng họ bẻ sau đó bó lại thành những bó to và chở đi chứ họ không dùng nó để rượt đuổi nhau như chúng tôi. Với cái đầu hay lý luận, tôi đoán họ lấy về bó làm chồi và bán.

Và nữa, những khóm mít cũng là thứ khiến lũ chúng tôi mất thời gian nhất trong suốt những năm tháng đến trường. Hai đứa bạn tôi là Hằng và Ảnh hay tụ tập rủ nhau ăn khóm mít nên khi nào chúng nó cũng có sẵn 1 bịch muối. Hằng còn kiêm luôn nhiệm vụ leo cây, những đứa còn lại ngồi bên dưới đón những khóm mít nó ném xuống. Cả lũ lại hít hà trong vị chát ngắt của khóm mít được hòa quyện với vị mặn của muối và cay nồng của ớt.  

Miền sơn cước tuổi thơ trong ký ức của tôi còn là những đóa dã quỳ. Hoa quỳ gần như là đặc trưng quê tôi, cứ đến mùa nắng, lại trổ vàng rực trên những triền đồi ven đường. Hoa quỳ có màu vàng rực rỡ, to bằng bàn tay, trông gần giống hoa hướng dương, cuốn hút người nhìn lắm nhưng có lẽ ông trời cố tình trêu ngươi nó hay sao ấy mà mùi của nó không hề dễ chịu chút nào. Nhưng dù thế cũng chẳng thể làm lũ chúng tôi thôi thích thú với việc hái từng đóa hoa vàng ươm, rồi lại thả xuống suối từ trên cầu treo. Nước mùa nắng lại cạn, khoảng cách giữa cây cầu và mặt nước khá xa, đủ để lũ chúng tôi chăm chú ngắm những đóa dã quỳ xoáy tròn và từ từ rơi xuống nước, lại theo dòng nước uốn lượn qua các tản đá dưới lòng suối trôi đi một cách uyển chuyển.

Có những hôm học thêm buổi sáng, chúng tôi mỗi đứa đùm thêm cái cà mèn cơm để ở lại học luôn buổi chiều. Học đến 10h được nghỉ, nhưng thay vì nghỉ ngơi, ăn cơm chiều học tiếp, cả lũ lại rủ nhau ra sân đá bóng. Giữa trưa, 12 đứa cả trai, cả gái chia nhau thành 2 đội và đá, cứ bóng vô khung thành là được. Ngày đó, đứa nào cũng gầy nhom, đen đúa. Trong những trận cầu kinh điển kéo dài ba giờ đồng hồ giữa cái nắng oi ả như thế nhưng tôi biết mình và cả lũ đều rất vui vẻ, háo hức trong mỗi buổi học thêm, chỉ mong thầy cho nghỉ để kéo nhau ra sân mà thôi.

Tuổi thơ tôi là như thế đấy, dù thiếu thốn về vật chất nhưng tiếng cười chưa bao giờ thiếu. Chúng tôi được thả dép đi chân không, được phơi nắng, phơi mưa, được vui sướng cùng đất trời, được ăn những trái cây rừng, được hò hét cùng nhau, làm điều mình thích… Chỉ bấy nhiêu thôi, mà mỗi lần nhớ tới lại cảm thấy xao xuyến đến nao lòng. 
(0) Bình luận
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Miền sơn cước tuổi thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO