Mãi tưởng nhớ các nhà thơ là liệt sĩ

Anh Ngọc| 17/07/2022 17:21

Ở một đất nước cả dân tộc luôn phải gồng mình lên trong những cuộc chiến đấu dựng nước và giữ nước, sự hi sinh xương máu và tính mạng của nhân dân thật nhiều không kể xiết. Và, thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ thật nhiều khôn xiết, hình thành cả một dòng thơ về chủ đề này. Bởi thế, mỗi lần định viết về đề tài này, người viết phải tìm một tiêu chí riêng. Để có bài viết nhỏ này, tôi đã chọn một lý do rất hi hữu…


Mãi tưởng nhớ  các nhà thơ là liệt sĩ
Nhà thơ Lê Anh Xuân
Tôi xin bắt đầu bằng bài thơ viết về chủ đề “liệt sĩ” ra đời vào thời điểm sớm nhất, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ấy là bài “Viếng bạn” của nhà thơ Hoàng Lộc. Bài thơ này đã quá quen thuộc, đã có mặt trong sách giáo khoa cho các em học sinh phổ thông, nên chỉ dẫn vài đoạn đã đủ giúp các bạn nhớ lại:
“Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ…
...Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như cắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt…”
Mãi tưởng nhớ  các nhà thơ là liệt sĩ
Nhà thơ Hoàng Lộc

Điều gì đã khiến bài thơ nhỏ này được đón nhận và tồn tại mãi với thời gian? Đó chính là sự giản dị tột cùng. Không phải tác giả đang làm thơ, ông chỉ kể một câu chuyện, một câu chuyện cũng tột cùng đơn giản là cái chết trong chiến tranh, đột ngột và đau xót. Trên hết, người đọc cảm nhận rõ ràng đây là tiếng lòng của một đồng đội khóc một đồng đội, từ mà ta hay dùng là “chiến hữu”, cho nên rất ít lời mà tràn ngập tình cảm, thứ tình cảm nén vào trong lòng, vì cuộc chiến đấu vẫn còn ở ngay phía trước, nên cách khóc và cách tưởng niệm người đã khuất cũng chỉ có ở những người lính cùng chiến hào mới có:
“Mai một bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.”
Bài thơ này đã quá quen thuộc, mọi lời nói thêm đều không cần nữa, sở dĩ tôi chọn nói về bài thơ duy nhất của tác giả này, vì đến lượt, chính người Lời anh vang vọng đến bây giờ
Đường thanh niên là đường cách mạng…
Hà Nội cuối xuân
Hồ Tây xanh tràn mặt sóng
Ngày mai chúng tôi lên đường chiến thắng
Vẫn thấy anh trên đường Thanh Niên đầy nắng
Trong nhịp sống cuộc đời rộn rã đi lên.”
 Bài thơ giản dị như một bài báo ghi nhanh này có thể ít người nhớ đến, nhưng với tôi nó có một cảm xúc đặc biệt. Số là, anh Nguyễn Trọng Định vốn là bạn học cùng lớp với tôi ở khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tình bạn của chúng tôi rất ấm áp và tôi đã viết khá nhiều về bạn mình. Điều cần nói ở đây, là cũng như với nhà thơ Hoàng Lộc, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Định chỉ sau khi làm bài thơ nói trên không lâu, đã vào chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ và cũng đã ngã xuống năm 1968 ở mặt trận Quảng Đà, khi mới 26 tuổi đời! Ngoài bài thơ nói trên, Nguyễn Trọng Định còn làm một số bài thơ ngay khi còn ngồi trên ghế trường đại học và sau khi ra trường về công tác ở báo Nhân dân ít lâu, trong đó có bài thơ “Nước vối quê hương” rất hay mà tôi đã bình nhiều lần trên các báo. 
Thế đấy, lại một trường hợp “hai trong một” như tôi đã nói trên kia. 
Xin được kể thêm trường hợp thứ ba - một cặp đôi tác giả và tác phẩm đều rất nổi tiếng, tôi muốn nói tới nhà thơ Lê Anh Xuân vời bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”.

Mãi tưởng nhớ  các nhà thơ là liệt sĩ
Nhóm sinh viên Khóa 6, khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1964. (nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Trọng Định hàng ngồi, thứ hai từ phải sang).Ảnh: Tư liệu
Nhà thơ Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, là sinh viên khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, học trên tôi hai khóa. Hai khoa Văn - Sử chúng tôi dạo đó sống và học cùng một khu trường ở gần chùa Láng. Tôi vẫn nhớ như in cái dáng vóc cao, đẹp với mái tóc xoăn xoăn rất nghệ sĩ của anh Hiến, với giọng nói Nam bộ rất ấm áp… Dạo đó anh Ca Lê Hiến đã nổi tiếng với những bài thơ được giải thưởng của báo Văn nghệ, trong đó có bài “Nhớ mưa quê hương” rất hay. Tốt nghiệp đại học, anh Ca Lê Hiến xung phong về Nam chiến đấu và đã viết một số tác phẩm rất thành công, như bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và trường ca “Nguyễn Văn Trỗi”. Riêng bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”, đặc biệt là từ khi được phổ nhạc, đã trở thành một bài thơ - bài hát tiêu biểu cho thơ - nhạc Việt Nam hiện đại, với những câu thơ đã thành biểu tượng:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng 
trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng…
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
(…) Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc 
lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân…”
Và, cũng như với hai nhà thơ trên đây, Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống Mỹ ở trên mảnh đất quê hương anh. 
Thêm một lần nữa hai hình ảnh của nhà thơ và nhân vật của thơ lại trùng lên nhau, những nhà thơ mang trong mình cả dòng máu anh hùng và nghệ sĩ, - một tình huống rất tiêu biểu cho cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ, gần đây với sự phát hiện của nhiều nhân chứng, chúng ta đang ra sức tìm kiếm hài cốt của rất nhiều liệt sĩ đang bị vùi chôn ngay dưới mảnh đất sân bay Tân Sơn Nhất. Nghe đâu có thể có tới mấy trăm thi hài chiến sĩ - liệt sĩ đang bị vùi chung một hố.
Thật quá chừng đau xót và vô cùng thương tiếc các liệt sĩ…
Xin được mượn mấy câu thơ nói trên của các nhà thơ, đồng thời là các liệt sĩ để thay một nén tâm nhang, thắp lên tưởng niệm các chiến sĩ - liệt sĩ đã ngã xuống vì Độc lập, Tự do của Tổ quốc hôm nay!
Cầu chúc các anh yên nghỉ trong tình yêu thương của toàn dân tộc!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Mãi tưởng nhớ các nhà thơ là liệt sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO