Mai trắng mang xuân về núi Tản

HNM| 15/02/2022 07:12

Kết thúc những chuyến hàng chở mai trắng đi muôn nơi phục vụ Tết Nguyên đán, người trồng mai dưới chân núi Tản (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) lại tất bật chăm sóc, trồng gốc mai gối vụ cho mùa xuân sau...

Mai trắng mang xuân về núi Tản

Nông dân thôn An Hòa (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) tất bật chăm sóc cây mai trắng ngay từ những ngày đầu xuân.

Ươm mầm chờ xuân

Những ngày này, về xã Tản Lĩnh không còn cảnh những chuyến xe ra - vào chở mai tấp nập như trước Tết. Sân vườn của các hộ rộng rãi, quang đãng hơn, song từ vườn ra đồng, không khí lao động vô cùng hối hả. Những gốc mai mới được ươm mầm, đưa ra ruộng trồng, vun xới cẩn thận. Bà Khuất Thị Thủy, ở thôn An Hòa (xã Tản Lĩnh), vừa ngắm những luống mai trổ lá xanh mởn phấn khởi cho biết, đây là những luống mai gia đình làm giống cho năm sau. Cây mai trắng càng nhiều tuổi càng có giá. Tết bán được nhiều mai cũng vui, nhưng vui hơn khi những luống mai thêm tuổi được nông dân chăm sóc cẩn thận, hứa hẹn mang lộc cho người trồng mai trắng dưới chân núi Tản như gia đình bà Thủy.

Còn anh Đỗ Quang Thụy - một trong những hộ trồng mai lớn của thôn An Hòa, chia sẻ, cây mai trắng Tản Lĩnh ngày càng được thị trường ưa chuộng nên người dân đã học hỏi, tìm tòi cách tạo thế để tăng giá trị cho mai trắng. Dịp Tết Nhâm Dần, gia đình anh xuất bán hơn 3.000 cây mai thế. Những chậu mai trắng trong vườn của gia đình anh Thụy có giá thấp nhất từ vài trăm nghìn đồng, cao hơn là vài triệu đồng, thậm chí những cây lâu năm có giá hàng chục triệu đồng.

Anh Đỗ Quang Thụy cho biết thêm, để bảo đảm chăm sóc tốt nhất cho vườn mai trắng sau Tết, gia đình đã thuê thêm nhân công chăm nom những luống mai để dành. Cây mai trắng đẹp và khá khó tính, đòi hỏi điều kiện khắt khe để có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Để có cây mai thế đẹp, người trồng phải có ít nhất 3 năm đào mai lên, cắt cành rồi lại trồng xuống. Mọi công việc đều phải thực hiện vào chính xuân. Đặc biệt, muốn hoa nở vào đúng thời điểm Tết, người trồng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút, tỉ mỉ cả năm.

Mai trắng mang xuân về núi Tản

Mở hướng phát triển

Tản Lĩnh là xã miền núi của huyện Ba Vì, xung quanh có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng. Do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên từ khi đưa về trồng trên đất xã Tản Lĩnh, cây mai trắng đã giúp đời sống của nhiều hộ gia đình nơi đây ngày càng được nâng cao, đồng thời mở ra hướng phát triển mới vừa mang tính hàng hóa, vừa gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh Nguyễn Thị Mai Yến, trên địa bàn xã có thôn An Hòa với 240 hộ thì hơn 60% số hộ trồng mai trắng. Các hộ tận dụng từ đất vườn nhà hoặc đất thuê thầu, thu nhập từ mai cao hơn nhiều lần so với loại cây khác. Bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ thu 1-2 tỷ đồng/năm. Hiện, nhiều người trong xã mạnh dạn đầu tư lớn, mở rộng ươm, nhân rộng vườn mai trắng. Nhờ cây mai, không ít hộ xây được nhà ở khang trang, mua ô tô, tiện nghi sinh hoạt...

Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây mai cảnh, mai thế cao hơn rất nhiều so với cây trồng khác, giúp nâng cao thu nhập cho người dân trong thôn nói riêng và toàn xã Tản Lĩnh nói chung. Nhiều hộ dân vùng lân cận đã tới học hỏi kinh nghiệm trồng mai tại thôn An Hòa.

Theo Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Ba Vì Hứa Bá Trình, cuối năm 2021 vừa qua, làng nghề trồng hoa mai trắng của xã Tản Lĩnh được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Điều này đã tiếp thêm sức mạnh cho làng nghề phát triển. Những năm qua, địa phương cũng đã nỗ lực hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư; đặc biệt, hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng được xây dựng mới, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Thời gian tới, làng nghề mai trắng An Hòa không chỉ phát triển hoa - cây cảnh phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, mà còn gắn với phát triển du lịch - hướng đi này hứa hẹn sự bứt phá cho vùng quê dưới chân núi Tản.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Mai trắng mang xuân về núi Tản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO