"Lục Vân Tiên" Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ

Thanh Hiệp/NLĐ (ảnh do NSCC)| 09/01/2018 14:26

Nam diễn viên thể hiện vai Lục Vân Tiên trong vở nhạc kịch "Tiên Nga" của đạo diễn NSƯT Thành Lộc đã trải qua nhiều lận đận trong nghề. Sự nghiệp nghệ thuật thăng trầm khiến cho chàng diễn viên này suýt mấy lần từ bỏ ước mơ.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 1.

DV Dương Cường trong vai Lục Vân Tiên (ảnh Thanh Hiệp)

Dương Cường bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật với ước mơ trở thành ca sĩ. Anh đi hát năm 16 tuổi với nghệ danh Dương Triệu Cơ. Thời đó, trong những chương trình văn nghệ mang ý nghĩa thiện nguyện phục vụ những đối tượng khán giả đặc biệt như: người già neo đơn, tàn tật; trẻ em mồ côi; học viên các trung tâm cai nghiện ma túy…Thỉnh thoảng Dương Cường tham gia diễn kịch, vở kịch "Vườn cây của ba" thời đó anh được diễn chung với NS Kim Ngọc. Khán giả đã dành cho Dương Cường nhiều thiện cảm, dù chỉ là một vai kịch nhỏ, nhưng đã cho thấy tiềm năng của chàng diễn viên trẻ muốn vươn tới khát vọng làm nghề một cách nghiêm túc.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 2.

DV Dương Cường và NSƯT Thành Lộc trong vở "Tiên Nga"

Biết mình không thể vận dụng kiến thức "tay ngang" để làm nghề, Dương Cường thi vào Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, khoa diễn viên kịch. Anh được điểm cao nhất trong đợt tuyển sinh, sau ba năm học tập dưới sự dẫn dắt của nhiều người thầy tận tâm với nghề, đặc biệt là đạo diễn Chánh Trực (Phó giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM), Dương Cường đã từng bước khẳng định vị thế của một diễn viên có triển vọng.

Đầu tiên phải kể đến vở kịch "Cầu vồng khuyết" của đạo diễn Kim Khánh, sau đó đến vở "Người mua hạnh phúc" trên sân khấu IDECAF. Dương Cường đã từng bước khắc phục được những nhược điểm về đài từ, phong cách diễn. Nỗ lực tập thể hình giữ vóc dáng và khắc phục những hạn chế của một diễn viên chưa có nhiều trải nghiệm từ sân khấu chuyên nghiệp, anh từng bước  chạm tay đến vai diễn lớn của sự nghiệp còn non trẻ.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 3.

DV Dương Cường và DV Lê Khánh

"Nhạc kịch "Tiên Nga" đối với tôi không là một vở diễn vì tôi đã học và hiểu câu chuyện Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thời học sinh. Với tôi "Tiên Nga" là một cơ hội thăng hoa cảm xúc, được trải nghiệm với nhiều bài học từ hát, vũ đạo, võ thuật cho đến cách đọc thơ, phát âm cho tròn vành rõ chữ, cho chín mùi cảm xúc. Tôi học được rất nhiều qua từng suất diễn mà NSƯT Thành Lộc và những người thực hiện tác phẩm đã dành cơ hội không chỉ cho riêng tôi, để được hiểu hơn giá trị của cụm từ "đứng trên thánh đường nghệ thuật". Vai Lục Vân Tiên mang lại cho tôi nhiều áp lực và nhiều cảm xúc thăng hoa. Từng suất diễn, vì thế, đong đầy trong tôi cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa được theo nghề, được cống hiến và được đón nhận tình thương yêu của khán giả" – Dương Cường tâm sự.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 4.

DV Dương Cường

Áp lực lớn nhất của Dương Cường trong lần "lột xác" này là anh đã không có nhiều lời thoại kịch, tất cả đều phải thoại thơ và cảm lời hát. Tất cả các nghệ sĩ dùng lời thơ và lời hát cộng với cảm xúc thăng hoa để nhân vật của mình tìm được sự đồng cảm của khán giả.

Dương Cường nhìn nhận chính anh đã vượt qua những rào cản để vươn tới mục đích cao đẹp của nghề diễn viên và anh thầm cảm ơn cơ hội tốt đẹp này, "vì nếu không có những tác phẩm đỉnh cao, được đầu tư đẹp đúng nghĩa như thế, chúng tôi – những diễn viên trẻ chưa chắc có đủ khát vọng để vươn lên. Trong vở diễn, tôi thích nhất những phân đoạn Kim Liên xuất hiện và dẫn lối cho Tiên Nga. Kim Liên với tôi chính là nghệ thuật chân chính, dẫn lối, soi đường cho những hậu bối khát vọng được cống hiến nhưng đã có lúc lầm đường, lạc lối trước vô vàn những nhiễu nhương do cuộc sống hiện nay tác động. Tôi đã từng tham gia game show, đã từng đóng nhiều thể loại truyền hình từ hài kịch cho đến tiểu phẩm gây cười. Nhưng được sống trong tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, thì tác phẩm này thật sự "lột xác" cả tâm hồn tôi" – Dương Cường bộc bạch chân thành.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 5.

DV Dương Cường

NSƯT đạo diễn Trần Minh Ngọc nhận xét: "Tôi nhận ra những bài học và những đạo đức sống to lớn trong nhạc kịch "Tiên Nga" của đạo diễn NSƯT Thành Lộc. Điểm nổi bật nhất là tạo đất diễn cho dàn diễn viên trẻ. Vai Lục Vân Tiên anh giao cho Dương Cường là một cơ hội vàng để chàng diễn viên này tỏa sáng".

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 6.

DV Dương Cường (Lục Vân Tiên), NSƯT Thành Lộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Huỳnh Quý (Tiểu Đồng) trong vở nhạc kịch "Tiên Nga" (ảnh Thanh Hiệp)

Đã hai lần sang Mỹ với thời gian lưu trú rất lâu, có cả bằng lái xe và thẻ tín dụng ngân hàng, đã đi làm hãng xưởng, đi phụ bưng bê trong các nhà hàng của cộng đồng người Việt, thế nhưng Dương Cường vẫn từ bỏ tất cả để quay về với nghệ thuật, nói theo lời một nghệ sĩ hải ngoại, chỉ cần một cái gật đầu, Dương Cường sẽ trở thành công dân nước Mỹ. Anh đã không chọn lựa sai, để tiếp tục nuôi lớn hoài bão được làm nghệ thuật chân chính. "Có những buổi tập Dương Cường hăng hái đến quên cả ăn trưa, làm tôi và biên đạo múa cũng phải đói meo vì tinh thần của em quá lớn. Khi giao vai này tôi hỏi Dương Cường có biết hát không, vì thấy em có thực hiện các MV ca nhạc, nhưng rồi tôi tá hỏa khi em không biết về nhịp, vì thể loại em hát là dòng nhạc bolero. Tôi lo sốt vó, giao vai Lục Vân Tiên cho em là sự đánh liều. Nhưng rồi em đã không làm tôi thất vọng với cường độ chịu khó tập luyện và nuôi dần cảm xúc cho vai diễn, tôi đã yên tâm khi nhìn thấy sự triển vọng từ em" – NSƯT Thành Lộc nhận xét.

Lục Vân Tiên Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ - Ảnh 7.

NSƯT Thành Lộc hướng dẫn diễn xuất cho DV Dương Cường trong vở "Tiên Nga"

Không ai ngờ chàng Lục Vân Tiên đã là cha của hai con. Vợ của anh là một chuyên gia nổi tiếng trong lãnh vực lồng tiếng. Từ không gian của công việc lồng tiếng, Dương Cường học hỏi rất nhiều và khắc phục giọng thoại của mình. Gia đình hạnh phúc chính là điểm tựa để anh phấn đấu không ngừng trong nghề diễn viên, một chân trời mà anh trân quý, luôn muốn bám chặt để được bay cùng cảm xúc của người nghệ sĩ.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
"Lục Vân Tiên" Dương Cường hai lần từ bỏ định cư tại Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO