Lục bát Lê Tiến Vượng - Những khóc cười neo phố vào quê

Nguyễn Thế Kiên| 07/06/2017 15:14

Giữa cuộc hội nhập và phố hóa ồn ã của đất nước, có những điều quen thuộc thân thương của văn chương Việt đã lặng lẽ về náu thân ở miền trầm tích… Mươi năm trở lại đây, văn chương sau cơn bốc đồng “hội nhập phẳng”, người ta mới thấy đặc thù cần thiết trong nền văn học của mỗi dân tộc, và lục bát Việt Nam - một thể thơ truyền thống mang đậm bản sắc Việt đã phục hưng trở lại.

Lục bát Lê Tiến Vượng - Những khóc cười neo phố vào quê


Giữa những thăng trầm như thế của lục bát, một đội ngũ tác giả văn học ở nhiều độ tuổi, vẫn âm thầm đặt cảm xúc thơ mình trong vuông lụa lục bát, hòa vào nhịp sáu tám cổ tích kia muôn nỗi niềm người của thời hiện đại. Nhà thơ Lê Tiến Vượng từ lâu đã nhập mình trong số ấy. Với ba tác phẩm đã in thì có tới hai tác phẩm là: “Lục bát bên đời” và “Lục bát khóc cười” được Lê Tiến Vượng thi triển hoàn toàn bằng thể thơ lục bát, và thời gian tới, tập “Lục bát phố phường” của anh cũng thẳm biếc một màu sáu tám! 

Chảy suốt tập thơ “Lục bát khóc cười” là một nguồn mạch ngôn ngữ riêng, mang hình bóng và hơi thở của thời hiện đại bằng sự khoáng đạt và gợi mở. Lứa ngôn ngữ thơ ấy được Lê Tiến Vượng tách tỉa từ ngôn ngữ đời thường, nên nó hòa nhập và tương tác nhanh với những nỗi niềm của kiếp người trong cuộc sống hôm nay. Ngôn ngữ riêng ấy khi dịu dàng, trầm lắng nối phố vào quê bằng dáng mẹ và bóng quê thời hiện đại:

Giờ mẹ ở phố với con
Chuyện toàn từ thuở còn son quanh làng
 Hồn quê thúng mủng dần sàng
 Như cây lúa, mẹ khẽ khàng đơm bông
Lặng thầm qua bão qua giông
Gian nan mẹ cứ như không… lạ lùng. 
                                                              (Mẹ tôi) 

Ngôn ngữ riêng ấy giữa cơn sôi sục thị thành thời hội nhập, vẫn sẵn sàng dùng lại những chân – mộc quê mùa. Rồi từ đó nhà thơ tạo dựng nên những câu thơ mang đậm tính tổng hợp về cái mất, cái còn trong nét quê nay:

Đâu phải Phật để từ bi
Người quê chất phác có gì dùng thôi
Cỏ xanh xanh mướt bên trời
Hương quê đọng ở những lời chân quê
Bây giờ đô thị tràn về
Bao nhiêu là thứ bùa mê chẳng còn
                                                           (Em à)
Thân lục bát đem khóc cười muôn mặt nối phố vào quê bằng chất ngọt đằm sâu lắng trong cái vỏ bỗ bã, oang oang của ngôn ngữ thời hiện đại: 

Tuổi già đi đó đi đây 
Dăm hôm ở phố, mấy ngày về quê
Mấy ông bà thuở khóc nhè 
Cười như vỡ chợ đầu hè dưới trăng. 
                                                  (Tuổi già) 

Thời nay, khi đặt mình vào lục bát là người làm thơ đã gần như cầm cả một canh thua, bởi vời vợi dưới trời thơ là những ngọn núi lục bát của tiền nhân sừng sững. Vì thế, làm thơ lục bát thời nay để báo chí in được, để bạn đọc nhớ được mình thôi, là đã phải qua muôn mặt khổ công sấp ngửa tìm tòi. Ấy vậy mà khi đọc lục bát của ông họa sĩ tài hoa họ Lê này, thấy cái tư tưởng, cái cốt cách, cái chiêm nghiệm cứ tự nhiên thuần hậu trào ra, như gốc gác của lời quê ấy: 

Ta bầu cái đẹp làm vua 
Ngôi cao chín bậc vẫn chưa là gì. 
                               (Cái đẹp kìa cái đẹp ơi) 

Tìm tòi mà không để lại dấu vết, ấy mới kín cạnh một công đoạn trong nghề thơ. Vì vậy, để tạo nên những câu thơ lục bát ám ảnh giữa thời @ như của họ Lê dưới đây là phải tốn kém chữ nghĩa lắm: 

Vô tình rồi lại vô minh
Lẽ nào Trời Phật lập trình Thiên Thai 
Đời thì ngắn, tình thì dài
Tung bao nhiêu quẻ để mai Niết Bàn
Mỏng mòng mong kiếp cơ hàn
Mênh mông là những trái ngang ở đời
Mõ chuông tụng niệm tơi bời 
Mà người vẫn cách xa người miên man. 
                                                           (Vào chùa)

Lối ngôn ngữ ngỡ quê mùa, mộc mạc, bỗ bã tạp niệm đời thường kia khi được rước vào đúng chỗ trong mạch của thơ lục bát, nó bỗng tỏa sáng: 

Trả người gươm giáo đao binh
Đêm mơ chẳng sốt cũng sình sịch run …
Trả người cả khúc sông sâu
Bao nhiêu xương trắng bắc cầu ta qua
Say rồi ta chẳng phải ta 
Ngàn năm phía trước hay là phía sau? 
                                                             (Ước)
Suốt cả mạch lục bát khóc cười, không thấy khái niệm hay thuật ngữ văn chương bí hiểm nào, cứ lời quê, cứ đời thường như “bánh đúc bày sàng” như thế, vậy mà thơ Lê Tiến Vượng chạm được vào muôn nỗi người, từ góc bếp, vỉa hè cho tới lầu son gác tía: 

Đâu cần máu đổ can qua
Khoác lên tấm áo, ta là vua thôi
Tấu, chương đọc, duyệt tơi bời 
Vui thì đóng ấn, chán rồi… ném đi…
Sinh ra trong cõi con người
Vua, quan, dân dã trò chơi… ấy mà…
Vòng quay trong cõi tang bồng
Xuôi tay ai chẳng tay không về trời…
                                                     (Làm vua)

Đọc Lê Tiến Vượng, thấy thích lắm, thú lắm những tưng tửng, nhênh nhang, chở cái chiêm nghiệm của tư duy đọng vào mạch thơ cổ tích, nhưng đôi chỗ lại thấy vân vi trước những câu chữ mộc mạc, thật thà chưa kịp hóa thân vào dòng “Lục bát khóc cười” thăm thẳm kia. Dẫu thấp thoáng trong khóc cười lục bát ấy còn có chút dễ dãi, xô bồ trần trụi, nhưng sử dụng được nhời quê, tiếng phố từ hai nẻo xưa nay, để cho bao khóc cười muôn nẻo được tựa bóng xưa, như nhà thơ Lê Tiến Vượng đã làm qua tập thơ “Lục bát khóc cười” này, ấy là điều trân quý lắm. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Lục bát Lê Tiến Vượng - Những khóc cười neo phố vào quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO