Đời sống văn hóa

Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi

KT 13/02/2024 18:14

Sáng 13/2, Huyện ủy-HĐND-UBND- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi, mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) và lễ động thổ, tu bổ, tôn tạo di tích địa điểm Chiến thắng Ngọc Hồi. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.

hh.jpg
Huyện Thanh Trì Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi

Trình bày Diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường cho biết: Mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ, đã lập lên một kỳ tích vẻ vang, phá tan tuyến phòng thủ của quân Thanh và cùng cánh quân phía Tây Nam mở toang cửa tiến vào kinh thành Thăng Long, xóa bỏ ách đô hộ của quân xâm lược nhà Thanh và chế độ phong kiến cuối thế kỷ 18, thống nhất giang sơn, giành nền độc lập, đem lại cuộc sống yên bình cho dân tộc.

z5157452940396_69e142d10d93f606612ed8a3e80c8e4b.jpg
Đến dự Lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng đại điện các sở, ban, ngành của Thành phố

Nổi bật trong chiến công chung đó là trận hành quân thần tốc đại phá đồn Ngọc Hồi, cứ điểm phòng ngự quan trọng bậc nhất trong hệ thống phòng thủ của Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh.

Đồn Ngọc Hồi của quân Thanh (nay là xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) được xây dựng khoảng tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) trên cánh đồng phía Nam, cách kinh thành Thăng Long 14km, có vị trí trọng yếu: khống chế con đường Thiên lý, ngăn chặn cuộc tiến công của quân Tây Sơn từ Tam Điệp ra, bảo vệ cửa ngõ phía Nam thành Thăng Long. Tại đồn Ngọc Hồi, quân địch cho đắp lũy đất cao, phía ngoài bố trí một bãi chướng ngại vật khá phức tạp và nguy hiểm, chúng cắm chông sắt, làm cạm bẫy và đặc biệt là đặt hệ thống địa lôi. Sức phòng thủ mạnh và kiên cố của đồn lũy này là kết hợp chặt chẽ giữa chướng ngại vật, chiến lũy với lực lượng rất mạnh và hỏa lực lớn. Đồn có trên dưới 3 vạn quân tinh nhuệ (lấy từ đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị) thành phần bao gồm kỵ binh và tượng binh, quân lính được huấn luyện và trang bị tốt.

v.jpg
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến trực tiếp của vua Quang Trung. Bộ binh, kỵ binh và tượng binh của ta ào ạt xông vào đồn địch. Thế xung trận của quân Tây Sơn mạnh như triều dâng bão cuốn, chính quân địch đã phải thừa nhận: “Quân giặc (tức quân Tây Sơn) hợp lại đông như kiến cỏ, thế lên ào ạt như nước thủy triều dâng lên”.

Trước sự tấn công vũ bão của quân Tây Sơn, quân Thanh không chống cự nổi phải bỏ chạy tán loạn, số tàn quân sống sót bị dồn về đầm Mực, cánh đồng thuộc xã Vĩnh Quỳnh, gần Ngọc Hồi ngày nay. Mô tả trận đánh này, tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí chép: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết… Thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.

6.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ dâng hương tại tượng đài kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi.

Chiến thắng Ngọc Hồi đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Thanh xâm lược, mở toang cửa ngõ phía Nam Thăng Long cùng các cánh quân khác… ào ạt tiến vào Thăng Long khiến Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng tháo chạy về nước. Tướng Sầm Nghi Đống phải tự tử. Quang Trung dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan vui sướng của toàn thể nhân dân. Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa quyết định trong việc giải phóng Thăng Long.

“Trong 235 năm qua, chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi- Đống Đa mùa Xuân năm Kỷ Dậu mãi mãi là niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt và của mỗi người dân Thủ đô văn hiến. Bởi đó là sự kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là chiến thắng của đạo lý chính nghĩa thắng phi nghĩa, là chiến thắng của trí tuệ dân tộc, của nghĩa quân Tây Sơn, đứng đầu là anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường nhấn mạnh.

8.jpg
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm

Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đồng hành, quyết tâm chính trị cao, trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thanh Trì đã chủ động, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả nổi bật: Huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thư XXIV đề ra theo tiến độ và kế hoạch: 18/18 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó, có 9/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đồng thời, hoàn thành đạt và vượt mức 20/20 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- văn hóa-xã hội năm 2023 Thành phố giao.

Huyện đã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao 15/15 xã, về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025; đồng thời, đến nay, có 15/15 xã đã được Đoàn kiểm tra thẩm định đủ điều kiện báo cáo Thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023; là huyện đầu tiên có 2 xã: Yên Mỹ, Đại Áng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, vượt chỉ tiêu Thành phố giao giao giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận, đến nay, Thanh Trì đã đạt 30/34 tiêu chuẩn thành lập Quận.

nn.jpg
Lễ động thổ, tu bổ, tôn tạo di tích địa điểm Chiến thắng Ngọc Hồi.

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã thực hiện nghi thức động thổ tu bổ, tôn tạo di tích địa điểm chiến thắng Ngọc Hồi. Di tích địa điểm chiến thắng Ngọc Hồi, mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì được xây dựng năm 1989, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2019.

Với tổng mức đầu tư 48.436 triệu đồng, dự án có quy mô đầu tư xây dựng đồng bộ, tổng thể di tích, gồm: Tu bổ, tôn tạo cổng phụ, đài tưởng niệm; Nhà lục giác, nhà khách. Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Khu vực khán đài và xây mới: Nhà trưng bày, nhà tưởng niệm bằng đá; cổng chính, nhà bảo vệ; Tôn tạo, nâng cấp sân vườn tổng thể, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khớp nối công trình mới và cũ đồng bộ theo tiêu chuẩn và một số hạng mục khác…trong khuôn viên khoảng 7.000m2. Thời gian hoàn thành công trình vào năm 2025./.

Bài liên quan
  • Độc đáo lễ ăn Tết cổ truyền của người Dao ở Ba Vì, Hà Nội
    Theo phong tục, người Dao ăn Tết Năm Cùng (hay còn được gọi là Tết cuối năm) trước Tết Nguyên đán của người Kinh khoảng nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng Riêng. Không ai nhớ Tết Năm Cùng của người Dao có từ khi nào, chỉ biết rằng khi có người Dao là có Tết Năm Cùng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO