Đời sống văn hóa

Những điểm đến linh thiêng đầu năm mới ở Hà Nội

Đình Thế 11/02/2024 12:13

Ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024 đi lễ đền, chùa cầu an đã là một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua bao đời của người Hà Nội.

Phủ Tây Hồ

Du xuân lễ chùa đầu năm tại Hà Nội, cầu mong một năm mới an vui, hạnh phúc cho gia đình sẽ không thể bỏ qua việc đi lễ Phủ Tây Hồ. Ở đây không chỉ thu hút du khách vào những ngày lễ chính của Phủ mà còn vào mỗi dịp đầu xuân năm mới.

image.daidoanket.vn-images-upload-lekhanh-01292023-_z4068691405125_613b4e660a3bf841512f62be496807fc.jpg
Người dân đi lễ Phủ Tây Hồ đầu năm mới.

Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, thờ Công chúa Liễu Hạnh – một nhân vật trong truyền thuyết và cũng là một trong bốn vị thánh bất tử của hệ thống điện thần (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Nơi đây gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ta.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc tọa lạc tại khu vực Hồ Tây, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong dịp Tết đến, xuân về, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với hơn 1.500 năm tuổi. Nơi đây nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính mà còn bởi không gian thoáng mát, xanh ngát tạo nên một tổng thể kiến trúc, lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và thiên nhiên hoàn mỹ.

chua-tran-quoc-0_1685970868.jpg
Nhiều người Hà Nội tìm đến chùa Trấn Quốc để lễ Phật đầu năm.

Điểm khác biệt của chùa Trấn Quốc so với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội là vườn tháp cổ độc đáo nằm ở phía sau chùa, nơi có nhiều ngôi tháp cổ từ thời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng vào thế kỷ XVIII và tòa Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen mới được xây vào năm 1998 tạo nên điểm nhấn riêng biệt chỉ có ở chùa Trấn Quốc.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên gây ấn tượng với không gian thanh tịnh, trầm mặc cùng với lối kiến trúc đặc sắc, là 1 trong 10 Di tích cổ đặc sắc nhất Việt Nam, nổi tiếng với lịch sử hơn 500 năm có từ thời Lý Trần, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch đến chiêm bái hàng đầu ở Thủ đô.

chua_kim_lien.jpg
Chùa Kim Liên là địa điểm tâm linh được nhiều người dân Hà Nội ghé thăm.

Chùa sở hữu lối kiến trúc ấn tượng và độc đáo rất đáng để đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nghệ thuật kiến trúc chùa có sự pha trộn hài hoà giữa Nho giáo và Phật giáo.

Chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng từ năm 1014. Đây là ngôi chùa thiêng của đất Thăng Long và được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

0415_chua-van-nien-ha-noi-1-0808.jpg
Chùa Vạn Niên.

Chùa Vạn Niên có thiết kế kiến trúc bằng gỗ với nhiều hoa văn, họa tiết mang phong cách văn hóa phương Đông. Trong đó, các nếp nhà xây dựng hướng Đông gồm có tam quan, chùa chính, điện mẫu, nhà tăng, nhà phụ. Ngôi chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý hiếm từ xa xưa từ thời Lê, Tây Sơn.

Chùa Quán sứ

Đây chính là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Hầu hết các phật tử khi đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này.

chua-quan-su-2-1536x1158.jpg
Chùa Quán Sứ.

Điều đặc biệt nổi bật của chùa Quán Sứ là sự duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không kết hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ. Chính điều này làm cho chùa Quán Sứ trở thành một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Hà Nội giữ được sự trong sáng và tôn nghiêm trong thực hành và tôn giáo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Lan tỏa hình ảnh người làm báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Tối 16/6, tại Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo – những “chiến sĩ” thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
  • [Podcast] Chả cốm Hà Nội - Bản hòa ca tinh tế ẩm thực Tràng An
    Trong vô vàn những mảnh ghép ẩm thực Hà Nội – chả cốm là món ăn truyền thống, mang theo cả chiều sâu lịch sử lẫn phong cách sống của người Tràng An xưa. Món ăn ấy không chỉ là sự kết hợp giữa thịt và cốm non, mà ẩn sau mỗi miếng chả cốm vàng ruộm là chiều sâu văn hóa – nơi giá trị của sự tỉ mỉ, hài hòa và thẩm mỹ lên ngôi mà không dễ nơi nào trên dải đất hình chữ S có được.
  • Nền tảng pháp lý vững chắc cho chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả
    Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vào sáng 16/6. Cùng với Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa được thông qua, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Đừng bỏ lỡ
Những điểm đến linh thiêng đầu năm mới ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO