Chính sách & Quản lý

Lễ hội Chùa Hương 2024: “An toàn - Văn minh - Thân thiện”

Quỳnh Chi 23:10 05/02/2024

Công tác chuẩn bị Lễ hội Chùa Hương 2024 – Xuân Giáp Thìn với chủ đề “An toàn - Văn minh - Thân thiện” đã và đang được chính quyền, nhân dân huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đẩy mạnh.

UBND huyện Mỹ Đức vừa cho biết, Lễ hội Chùa Hương 2024 diễn ra từ 11/2 đến hết ngày 1/5/2024 (mùng 2 Tết đến hết ngày 23/3 năm Giáp Thìn). Ngày khai hội sẽ được tổ chức vào ngày 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng).

chua-huong.jpg
Lãnh đạo Huyện ủy; UBND, HĐND huyện Mỹ Đức gần đây đã có đợt kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội Chùa Hương 2024.

Năm nay, Thành phố Hà Nội đã phê duyệt giá vé thắng cảnh đối với du khách đến tham quan, du xuân vãn cảnh khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn - Di tích Quốc gia đặc biệt (nơi tổ chức Lễ hội chùa Hương) là 120.000đ/người, giá dịch vụ xe điện là 20.000đ/lượt, di chuyển từ bến xe vào khu vực bến đò suối Yến. Giá vé đò Tuyến Thiên Trù – Hương Tích 85.000đ/ người (hai chiều vào và ra); tuyến Thanh Sơn, Long Vân 65.000đ/ người (hai chiều vào và ra).

Ban tổ chức Lễ hội năm nay tiếp tục bán vé tham quan thắng cảnh bằng vé điện tử, không bán vé tại hai cổng Tiên Mai và Đục Khê để đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho du khách về tham quan, trẩy hội.

Lễ hội Chùa Hương 2024 nhằm khẳng định giá trị văn hóa và phát huy giá trị quần thể khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn, góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quảng bá khẳng định giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn - Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện Mỹ Đức.

chua-huong-3.jpg
Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2024 với chủ đề “An toàn - Văn minh - Thân thiện” đã và đang được huyện Mỹ Đức đẩy mạnh.

Mới đây, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Đức và Ban tổ chức đã có đợt kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội Chùa Hương năm 2024. Theo đó, Ban tổ chức Lễ hội đã thành lập 5 tiểu ban, 1 trạm kiểm soát vé, 1 tổ kiểm tra liên ngành. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng thành viên các tiểu ban xây dựng kịch bản quản lý tổ chức lễ hội an toàn, chu đáo. Để chuẩn bị Lễ hội Chùa Hương 2024 diễn ra an toàn và văn minh, nhân dân xã Hương Sơn đang hối hả lắp dựng, chỉnh trang, vệ sinh hàng quán theo đúng quy định của Ban Tổ chức; các sản phẩm, hàng hóa cũng đã được vận chuyển vào khu vực lễ hội để phục vụ nhân dân và du khách.

Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng và đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2024 đề nghị Ban Tổ chức lễ hội; Ban Quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, UBND xã Hương Sơn tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về văn hóa ứng xử, phục vụ du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, quảng bá về những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích đặc biệt Quốc gia thắng cảnh Hương Sơn.

Đồng thời, lãnh đạo huyện Mỹ Đức yêu cầu các đơn vị, tổ chức liên quan chú trọng công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường thủy; điều hành, quản lí vận chuyển xuồng, đò, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, quy hoạch, sắp xếp hàng quán dịch vụ, quản lí các bến xe, vệ sinh môi trường, kiểm tra, nhắc nhở nhân dân và du khách thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và Ban Tổ chức. Tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan lễ phật, duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

chua-huong-4.jpg
Lễ hội Chùa Hương 2023 đã có 1.071.552 lượt khách về trẩy hội.

Theo phương án đảm bảo an ninh trật tự phục vụ công tác quản lý và tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2024, Công an huyện Mỹ Đức sẽ phối hợp với lực lượng tăng cường bố trí hai tuyến, 10 tổ công tác tại các hướng tuyến, khu vực trọng điểm như ngã tư Đục Khê, Bến Yến, Đền Trình…đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông tại các nút giao chính, trước các bến xe và khu vực bến đò trên Suối Yến.

Cơ quan chức năng cũng yêu cầu 100% các chủ đò, người phục vụ được phổ biến và chấp hành nghiêm quy định phục vụ du khách an toàn, thuận tiện; các đơn vị chức năng phối hợp quản lý hiệu quả bốn bến bãi trông giữ phương tiện giao thông; tiếp tục vận hành thử nghiệm xe điện 8 đến 14 chỗ theo ba hướng, tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ du khách trong mùa xuân hội mới./.

Năm 2023, công tác tổ chức và quản lý Lễ hội Chùa Hương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, trong 3 tháng cao điểm mùa lễ hội năm 2023 đã có 1.071.552 lượt khách về trẩy hội, tính đến hết năm 2023 có 1.122.992 lượt khách về miền đất Phật được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” của Thủ đô Hà Nội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Chùa Hương 2024: “An toàn - Văn minh - Thân thiện”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO