Tác giả - tác phẩm

Lớn lên giữa bốn mùa

Yến Ly 11:03 08/03/2023

Với những câu thơ trong trẻo và gợi nhiều liên tưởng, tác giả Lâm Ngọc Quỳnh Anh đã dắt các bạn nhỏ đến với một thế giới đáng yêu, lấp lánh màu sắc với muôn vàn âm thanh rộn ràng và cùng lớn lên giữa bốn mùa yêu thương trong tập thơ “Chiếc bánh trăng”.

“Chiếc bánh trăng” của tác giả Lâm Ngọc Quỳnh Anh là tập thơ dành cho thiếu nhi, được minh hoạ màu bằng những bức tranh tả thực sinh động của họa sĩ Miny Nguyễn – Hau Phan, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành và ra mắt độc giả vào cuối năm 2022.

20230308_100953(2).jpg
Tập thơ "Chiếc bánh trăng".

Gần 40 bài thơ trong cuốn sách này là những sáng tác “lớn lên theo cùng năm tháng” với tác giả, được chị viết từ lúc 8 tuổi đến năm 15 tuổi. Đó là những rung cảm bắt đầu từ từng cảnh vật quen thuộc, gần gũi như: Cái giếng nhà em […]/ Bao nhiêu nước ngọt/ Từ sông chảy về/ Khi mà giếng cạn/ Chắc nước về quê (Cái giếng đầu nhà); Trời hoàng hôn đỏ rực/ Ông trời cũng nấu cơm/ Ông trời thổi tắt lửa/ Còn lại màu tro đen. (Chiều hoàng hôn); Ô cửa nhìn thấy/ Cả một bầu trời/ Việc gì bên ngoài/ Ô cửa cũng biết/ Gương tròn hay nhắc/ Sạch sẽ gọn gàng/ Ô cửa sổ vuông/ Nhắc em chăm học (Ô cửa sổ và chiếc gương tròn); Rằm Trung thu đến/ Phá cỗ cùng trăng/ Bưởi vui bưởi múa/ Quả chín thật nhanh (Quả bưởi Trung thu)…

Đó là sự nhạy cảm của cô bé với những thay đổi của tự nhiên, thời gian: Mùa xuân khẽ bước đến/ Nhẹ như chiếc lá rơi (Mùa xuân đến); Ánh nắng đi làm về/ Dẫn mặt trời xuống núi/ Ông trăng tròn hiện lên/ Tỏa rạng trong mây tối/ Sáng ra trong sương sớm/ Bình minh quét sương mù/ Cơn gió sớm mùa xuân/ Vi vu như tiếng sáo (Buổi sớm). Và có lẽ trong một chuyến tàu đêm, đã không ai biết rằng có một cô bé trên chuyến tàu ấy, đang quan sát mọi chuyển động của đoàn tàu và tương tác với thế giới bằng tất cả sự chú ý với những liên tưởng riêng của mình: Bên ngoài tàu gió thét/ Gầm gào rít thảm thiết/ Như những cơn sóng biển/ Ngoài khơi xa vọng về (Đi tàu đêm).

20230308_101016(2).jpg
Tập thơ được minh họa màu tả thực sinh động của họa sĩ Miny Nguyễn – Hau Phan.

Cũng bằng những trực quan tinh nhạy đó, cô bé ấy đã gom vào ký ức tuổi thơ mình những hình ảnh thân thương của quê hương với những liên tưởng ngộ nghĩnh: Dòng Lam đang nhún nhảy/ Tuột trơn như chú lươn (Miền quê yêu dấu); Ơ cây đào, cây đào!/ Lá trụi, cây xơ xác/ Mấy hôm nay trời rét/ Chăn ấm đào để rơi/ Bé thương đào, đào ơi!/ Chắc là đào lạnh lắm? (Cây đào); Mùa xuân đã đến rồi/ Mưa giặt áo cho cây/ Vườn đang thay áo mới (Mùa xuân đất trời); Những ngày trời nóng/ Nước hóa thành mây/ Nhẹ nhàng vút bay/ Lên trời nghỉ mát (Biển). Thế giới tuổi thơ ấy có cậu ổi xanh lim dim trong vườn biếc, có cô chuồn chim say sưa múa dẻo, có chú cào cào ngỗ nghịch bị cơn gió trừng phạt, có lũy tre đánh đàn, cánh đồng lúa hát ca, có lá bàng tỏa ra lửa ấm sưởi cả mùa đông và đánh thức mặt trời lười biếng khỏi chăn bông để chiếu nắng rực rỡ…

Không chỉ là một cô bé nhạy cảm, giàu trí tưởng tượng với muôn vàn sự thay đổi chi tiết trong cuộc sống xung quanh mà cô bé ấy còn rất giàu tình cảm, sớm nhận biết những nhọc nhằn của cha mẹ và yêu thương người thân vô cùng: Con đang là tuổi nụ hoa/ Nằm nghe những tiếng chim ca trong vườn/ Sữa mẹ có nắng có sương/ Nuôi con lớn giữa tình thương tràn đầy (Lời ru của mẹ); Mặt trời là bố đó/ Còn gió là mẹ hiền (Mặt trời của con); Bầu trời của bố là bệnh án/ Bầu trời của mẹ là bục giảng/ Hai bầu trời đều ướt đẫm mồ hôi/ Hai bầu trời chỉ màu trắng mà thôi/ Màu phấn trắng và màu áo trắng/ Bởi màu trời xanh ngắt/ Bố mẹ đã dành cho con được ngắm ngày ngày (Bầu trời của mẹ cha); Mẹ đã về đầu thôn/ Chiều vội tan lặng lẽ/ Em ơi trên tóc mẹ/ Có bao nhiêu sợi chiều (Sợi chiều) hay Mái đầu tóc bạc/ Miệng vẫn cười vui/ Ông bà là sông/ Bốn mùa lộng gió/ Cháu là con sóng/ Trong lòng sông vui (Nỗi nhớ ông bà).

20230308_101043(2).jpg
Tập thơ được minh họa màu tả thực sinh động của họa sĩ Miny Nguyễn – Hau Phan.

Thay cho lời kết, xin giới thiệu bài thơ cùng tên với tập sách nhỏ xinh này - “Chiếc bánh trăng” - một bài thơ đáng yêu bằng những liên tưởng gần gũi, dễ thương trong cái nhìn của cô bé 12 tuổi:

Chiếc bánh trăng

Vào một ngày mồng Một

Trời làm chiếc bánh trăng

Mới đầu thật là nhỏ

Sau cứ to, to dần

Đến ngày Rằm, chiếc bánh

Trở nên tròn, đầy, căng

Vàng xuộm, béo ngậy mỡ

Trời mang đem cúng thần

Cúng rồi trời hưởng lộc

Bắt đầu ăn bánh trăng

Mỗi ngày xén một miếng

Chiếc bánh cứ nhỏ dần

Cuối cùng bánh trăng hết

Trời chẳng còn gì ăn

Trời nhắm mắt nhịn đói

Đêm ngày càng tối tăm

Sau mấy ngày nhịn đói

Trời lại làm bánh trăng

Vào một ngày mồng Một…

Tác giả Lâm Ngọc Quỳnh Anh sinh năm 1979, hiện đang sống tại Hà Nội. Năm 2020, chị giành giải Nhất cuộc thi thơ “Tôi yêu đất nước tôi” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh.

Tác giả trích dẫn

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so với thị trường của nhà thấp tầng Vinhomes
    Sau giai đoạn duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất 2025 ra sao vẫn là một ẩn số do phụ thuộc vào nhiều yếu tố của kinh tế vĩ mô, khiến kênh tiết kiệm đang mất dần sức hút. Trong bối cảnh đó, nhà thấp tầng Vinhomes với công thức sinh lời “độc quyền” được xem là cửa sáng khi mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận kép tối thiểu 16% giá/năm - chắc chắn và an toàn vượt trội so với gửi tiết kiệm.
Đừng bỏ lỡ
Lớn lên giữa bốn mùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO