Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc

Trần Bá Giao| 16/05/2017 09:58

                       - Mười bát nhang hương cắm thế đủ rồi

                        Còn hương nữa hãy dành phần cho đất

                         Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi

                        Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc

                         Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp

                         Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi.

                        - Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa!

                       Ởi các em tuổi quàng khăn đỏ

                        Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá

                       Thương các chị lắm phải không, thì hãy quay về

                       Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi cùng bao vùng đất trống

                       Các chị nằm còn khát bóng cây che.

                     - Hai mươi bảy năm qua chúng tôi không thêm một tuổi nào

                      Bao lần chuyển chỗ nằm lại trở về Đồng Lộc

                      Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc

                     Về bón chăm cho lúa được mùa hơn

                     Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo

                    Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.

                  - Cần gì ư, lời ai hỏi trong chiều

                  Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu

                  Ngày bom vùi tóc tai bết đất

                  Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được

                 Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang

                 Cho mọc dậy vài cây bồ kết

                 Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.

                                                   Vương Trọng

Lời thỉnh cầu ở ngã ba Đồng Lộc

Lời bình của Trần Bá Giao:

Cách đây chục năm tôi cũng đã đến khu di tích Đồng Lộc để dâng hương 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc. Lúc đó tôi đã được đọc bài thơ của Vương Trọng và cùng rung cảm với thơ anh về tình cảm thương nhớ kính trọng những nữ thanh niên xung phong đã hy sinh vì Tổ quốc.

Bài thơ của Vương Trọng viết vào năm 1995 nghĩa là sau 27 năm khi các cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc hy sinh.

Tên đề của bài thơ: Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc đó là lời thỉnh cầu của 10 nữ liệt sĩ anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngay ở khổ thơ đầu, nhà thơ Vương Trọng đã đề cập đến: Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp/ Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi. Ở đây nhà thơ đã nói hộ suy nghĩ của 10 cô gái hy sinh ở Đồng Lộc. Lời tâm sự ấy thật nhân văn, sâu sắc. Các cô gái ây nhắn gửi: Mười bát nhưng hương cắm thế đủ rồi/ Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi.

Những liệt sĩ nằm nơi đây yên nghỉ cùng có cây hoa lá, cùng nắng đồi. Thật là thân cát bụi đã trở về với cát bụi. Nhưng khí phách của những con người vì dân vì nước ấy vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Tứ thơ tiếp tục phát triển, khi ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ Vương Trọng đưa chúng ta trở về với thực tại để thấy những em học sinh tuổi quàng khăn đỏ đến viếng các nữ liệt sĩ anh hùng. Các em: Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá. Câu thơ miêu tả sinh động hình ảnh của lớp trẻ ngày nay đang kính cẩn nghiêng mình trước 10 nấm mộ của 10 nữ thanh niên xung phong đã lập nên kỳ tích anh hùng đảm bảo thông đường cho xe ta ra chiến trường đánh Mỹ xâm lược. Ở thời điểm Vương Trong làm bài thơ này khu di tích mới được xây dựng vì thế, nhà thơ mượn lời các nữ TNXP nhắc nhủ lớp trẻ - những học sinh còn quàng khăn đỏ: Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi cùng bao vùng đất trống/ Các chị nằm còn khát bóng cây che. Nhân vật trữ tình là 10 cô gái TNXP như đang nói cùng với các em thiếu niên đang viếng tại Nghĩa trang. Nhà thơ đã để cho các cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc nhắn nhủ với thế hệ sau này. Mối quan hệ ấy là mối quan hệ gắn bó yêu thương, được thể hiện qua giọng thơ giàu cảm xúc với cách xưng hô: Chị (các cô gái TNXP Đồng Lộc) và em (các thiếu niên quàng khăn đỏ).

Bài thơ tiếp tục với tâm tư nhân vật trữ tình trong bài thơ là 10 cô gái TNXP Đồng Lộc. Khổ thơ là lời tâm sự trong làn khói hương, đó là sự tưởng tượng của nhà thơ mang ý nghĩa tâm linh:

Hai mươi bảy năm qua chúng tôi không thêm một tuổi nào

Ba lần chuyển chỗ nằm lại trở về Đồng Lộc

Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc

Về bón chăm cho lúa được mùa hơn

Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo

Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.

Cái hay của bài thơ là Vương Trọng như hóa thân để nói hộ tâm tư của 10 cô gái TNXP ngã ba Đồng Lộc.

Lời tâm sự ấy không chỉ nói với các em thiếu niên đang viếng nghĩa trang mà còn là lời tâm sự với nhiều người khác nữa- điều này được thể hiện qua cách xưng hô: Thương chúng tôi các bạn ơi đừng khóc để rồi nhắc nhở chân tình theo cách nhìn rất thực tế của các cô gái Đồng Lộc đó khi nhắc lại hoàn cảnh sống của những năm tháng chiến tranh: Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo bữa ăn ấy chỉ có: Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.

 Sự đối thoại tâm linh ấy là cảm xúc trong suy tưởng của tác giả bài thơ khi kết lại bài thơ bằng khổ thơ:

- Cần gì ư, lời ai hỏi trong chiều

Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu

Ngày bom vùi tóc tai bết đất

Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được

Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang

Cho mọc dậy vài cây bồ kết

Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.

Câu hỏi tu từ mở đầu khổ thơ như nhắc lại một câu hỏi băn khoăn của khách tham quan, để rồi các cô gái Đồng Lộc trả lời bằng những lời bộc bạch về cuộc sống của mình: Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu và: Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được.

 Lời thỉnh cầu ở cuối bài thơ làm mọi người khi đọc thơ cảm động, mọi người khi đọc đến đây càng thêm thương cảm các cô gái TNXP Đồng Lộc.

Chả thế mà nhiều đoàn đến nghĩa trang Đồng Lộc đã thắp hương và đặt trên các phần mộ của các cô gái những chùm bồ kết. Cũng thật cảm động, từ bài thơ này mà nhiều người đã mang đến nghĩa trang này các cây bồ kết để trồng.

Tấm gương hy sinh của 10 cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc không chỉ tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam mà còn tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì dân vì nước, để rồi sống sao cho xứng đáng với những người con anh hùng của Tổ quốc Việt Nam.

(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO