Âm nhạc

Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 chuẩn bị diễn ra tại Hà Nội

Việt Thương 18:28 15/10/2024

Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 diễn ra vào ngày 17 và 21/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ là hành trình khám phá âm nhạc và văn hóa Ba Lan.

c89b9c9d-2857-4767-b746-d4f3b29b6068-29302.jpeg
Baltic Neopolis Orchestra. Ảnh: BTC

Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm âm nhạc độc đáo và chất lượng nghệ thuật đẳng cấp quốc tế. Kể từ lần đầu tiên diễn ra, liên hoan đã thành công rực rỡ, thu hút đông đảo khán giả và nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn.

Những liên hoan trước đã chứng minh sức hút mạnh mẽ của âm nhạc cổ điển và tạo cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Chủ đề của liên hoan năm nay có tên gọi “The Arts of Concerto: Nghệ thuật Hòa tấu”, sự kiện sẽ không để khán giả thất vọng với những màn biểu diễn đỉnh cao mang lại trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp Quốc tế đến với công chúng Thủ đô và Việt Nam.

Đây là cơ hội để khán giả được tận hưởng những bản Concerto viết cho nhạc cụ Solo nổi tiếng được trình diễn bởi một dàn nghệ sĩ quốc tế đến từ: Ba Lan, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Hong Kong (Trung Quốc).

Đặc biệt hơn, lần đầu tiên tại Việt Nam, vào ngày 17/10/2024 những người yêu âm nhạc Giao hưởng cổ điển sẽ được mắt thấy tai nghe màn biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới - Baltic Sea Philharmonic. Dàn nhạc giao hưởng Baltic Sea Philharmonic nổi tiếng với cách tiếp cận sáng tạo và cách tân trong âm nhạc cổ điển, kết hợp với các yếu tố nghệ thuật thị giác và công nghệ. Họ không chỉ thực hiện các buổi hòa nhạc truyền thống mà còn mang đến những buổi trình diễn nghệ thuật mang tính đột phá, khi kết hợp ánh sáng, vũ đạo và công nghệ tương tác để tạo nên trải nghiệm đa chiều cho khán giả.

Trong đêm diễn đầu tiên những tác phẩm bất hủ sẽ được trình diễn như: Concerto dành cho Violin và dàn dây của Paweł Łukaszewski; 13 Variations on a Polish Melody cho violin, cello và dàn nhạc thính phòng của tác giả Marcelo Nisinma.

Bản concerto cho piano cung La thứ, Op. 17, là bản concerto cho piano duy nhất do nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano người Ba Lan Ignacy Jan Paderewski sáng tác. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Paderewski, thể hiện sự lôi cuốn và cảm xúc mãnh liệt.

Đêm trình diễn thứ 2, khán giả sẽ được hoà mình trong không gian âm nhạc của Johann Sebastian Bach, Joseph Haydn, Wieniawski, trong đó phải nói tới Concerto cho violin và Oboe cung Đô thứ, BWV 1060R (1736) - một trong những tác phẩm nổi bật của Bach.

Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 sẽ là cơ hội tuyệt vời cho khán giả Việt Nam trải nghiệm và thưởng thức những tác phẩm âm nhạc bất hủ trong không gian sang trọng của Nhà hát Lớn Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo.
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 chuẩn bị diễn ra tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO