Lên nương trồng mì

Nguyễn Thị Bích Nhàn| 29/03/2018 08:59

Tôi dân gốc rạ, sinh và lớn lên ở đồng nhưng lại lên núi định cư. Ngày còn ở ruộng, buổi đi học buổi ngâm bùn tím chân, đến khi chính thức nhập khẩu xóm núi thì tranh thủ vừa dạy vừa lên nương. Và tôi muốn trải nghiệm cảm giác “buổi sáng mẹ lên rẫy em đến trường”…

Y như một nông dân thứ thiệt, tôi cũng vác cuốc mang gùi lên nương, cũng khom cũng cuốc, cũng đi tỉa bắp trồng mì, cũng hái rau rừng... Hình như được ba bốn mùa gì đấy, dù khoảng thời gian lăn lộn với nương rẫy chưa đủ dài nhưng với tôi bây giờ, đó là những hoài niệm đáng nâng niu.

Lên nương trồng mì
Dưới xuôi trồng trọt theo phương châm “Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đậu” còn ở vùng cao sau Tết một thời gian ngắn là nhà nhà, người người lên rẫy, không phải trồng cà trồng đậu mà đi trồng mì. Như là thời điểm này đây, khi nắng xuân mơn man nhảy nhót, khi những cơn gió mềm mượt trôi chảy, lúc cây cỏ sung mãn dạt dào thì người nông dân đã rục rịch rìu rựa chuẩn bị vụ mùa mới. Khi mọi người đổ bộ lên nương thì trời cũng bắt đầu gắt gay khó chịu, đặc biệt nơi tôi đang ngụ cư là vùng lõm, địa hình như cái chảo khổng lồ, bốn bề là những vách núi, cảm giác bị đóng khung nhả nhựa khi trời mới đổ nắng tháng hai. Nhưng không sao, ở riết rồi quen, nóng thì nóng mà làm vẫn cứ làm. Khi mọi thứ đã sẵn sàng (ra Giêng đã lo dọn nương, làm đất, chọn những cây mì khỏe khoắn chặt thành từng đốt làm giống) thì nắng cũng bắt đầu bức bối, rừng rực - mùa mì đã thực sự bắt đầu.

Ơ a hát “mẹ lên rẫy em đến trường” từ cái hồi mẫu giáo nhưng mãi đến lúc tròn hai mươi hai tuổi tôi mới thấm thía nỗi nhọc nhằn của “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi” . Vâng, làm rẫy mệt lắm, cực lắm.

Từ tờ mờ đất, những đống mì, phân được di chuyển bằng cộ lên nương thì đội quân trồng mì cũng tất tả khăn áo, nước non, cơm đùm cơm dỡ lên nương. “Lên nương”,  nói nghe rất nhẹ rất thơ nhưng cực lắm, không dễ dàng như ra đồng đâu. Phải gọi “hành lộ nan” (đường đi khó). Không khó sao được! Rẫy nằm cheo leo trên núi cao. Nói chi những rẫy sâu trong chân núi, rẫy gần gần đã phải “mỏi gối chồn chân” bươn qua hai (ba) con dốc tức rực, đu vào những tảng đá to, bấu chân bước từng bước một, lết tới rẫy mì thì cẳng chân như rớt ra từng khúc. Tôi ngồi bệt xuống đấm thùm thụp và uống nước liền. Khổ ơi là khổ, leo núi không đã khổ, đằng này chân leo tay xách, miệng há to để thở, cảm giác như hai lỗ tai cũng ra hơi, ai nấy thở xì xì. Mệt nhưng dễ gì được chui vô mát, uống xong ngụm nước là cắm đầu làm vì nắng lên là bở hơi tai. Làm dưới nắng nhanh đuối lắm, vừa làm vừa thở mà.

Công việc được làm theo dây chuyền, người nào việc nấy. Kẻ cuốc đất, người bỏ phân, kẻ đặt mầm mì, người lấp đất. Cứ như vậy, ai cũng tập trung vào phần việc mình đảm đương, thoăn thoắt nhịp nhàng, thuần thục như đã tập dượt trước. Nương rẫy mùa này đẹp lắm. Cây rừng xanh mượt, hoa dại bung nở ngát hương, đặc biệt hơn là tiếng con chim rừng réo rắt bên tai. Có lúc tôi phải ngừng tay ngước tìm con chim rừng đang thả những giọt âm thanh vui nhộn, ngơ ngẩn nhìn những bông hoa rừng đang thắm tươi dưới nắng… Cũng nhờ phong cảnh hữu tình mà công việc dù khó nhọc nhưng người làm có tâm thế hào hứng say sưa nên lấy nhọc nhằn làm vui.

Hào hứng lắm, say sưa lắm. Dưới nắng hồng, núi rừng lấp lánh. Khi người và núi rừng lẫn vào nhau thì mọi thứ đều nhường chỗ cho yêu thương và hòa quyện...                
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Thành tựu sau 50 năm đất nước thống nhất đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sáng 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, nhấn mạnh niềm tự hào về những thành tựu của đất nước sau 50 năm non sông Việt Nam nối liền một dải.
  • Hà Nội phê duyệt chủ trương xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu
    Đây là 2 dự án nhóm A, trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi, đường dẫn hai đầu cầu sơ bộ tổng mức đầu tư là 11.844 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố; địa điểm thực hiện dự án là các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên); thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2028.
  • Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
    Trong đó, TP. Hà Nội đã chi hơn 192 tỷ đồng cho tặng quà nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Lên nương trồng mì
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO