Đời sống văn hóa

Lễ hội rước pháo khổng lồ ở làng Đồng Kỵ

Việt Thương 13/02/2024 22:21

Sáng mùng 4 Tết (tức 13/2) tại thành phố Từ Sơn đã diễn ra ngày khai Hội rước pháo làng Đồng Kỵ. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới rực rỡ.

nnsaw16e.png
Lễ hội rước pháo khổng lồ ở làng Đồng Kỵ (ảnh: TTXVN)

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Bởi vậy mà vào mùng 4 Tết Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tham ra lễ hội rước pháo khổng lồ với mong ước sang năm mới khỏe mạnh, phát tài phát lộc.

Lễ hội nhằm tái hiện lại câu chuyện về Đức Thánh Thiên Cương. Tương truyền, Thánh có công dẹp giặc Xích Quỷ, được Vua Hùng phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng.

Tại hội rước pháo mỗi quả pháo được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1 tấn. Thân pháo được chạm khắc hình Long - Lân - Quy - Phụng.

Sau khi pháo được đưa ra sân đình, các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước. Các bô lão cùng 4 quan đám trong làng làm lễ tại đình. Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng dựng ở phía Đông Bắc, nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê.

gjvm0xtm.png
Trọng lượng những quả pháo này đều trên 1 tấn nên mỗi quả pháo đều phải có từ 100 thanh niên cường tráng để rước pháo. (ảnh: TTXVN)

Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc (vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng). Khoảng 11h, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người. Mỗi quả pháo được đàn ông trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ. Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo.

Làng Đồng Kỵ sẽ chọn 4 người bước sang tuổi 50 ở mỗi giáp, làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (gọi là Quan đám đỏ). Mỗi vị tướng có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra những quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15m, pháo hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m.

Những người được lựa chọn lễ rước pháo là những người khoẻ mạnh, không tang bụi, từ 36-50 tuổi. Trọng lượng những quả pháo này đều trên 1 tấn nên mỗi quả pháo đều phải có từ 100 thanh niên cường tráng để rước pháo.

Năm 2016, Hội rước pháo Đồng Kỵ được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây vừa là niềm tự hào, vừa là động lực để Đồng Kỵ tiếp tục gìn giữ, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của lễ hội. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng, từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng./.

Bài liên quan
  • Độc đáo lễ ăn Tết cổ truyền của người Dao ở Ba Vì, Hà Nội
    Theo phong tục, người Dao ăn Tết Năm Cùng (hay còn được gọi là Tết cuối năm) trước Tết Nguyên đán của người Kinh khoảng nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng Riêng. Không ai nhớ Tết Năm Cùng của người Dao có từ khi nào, chỉ biết rằng khi có người Dao là có Tết Năm Cùng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội rước pháo khổng lồ ở làng Đồng Kỵ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO