Văn hóa – Di sản

Lễ hội đền Yên Lương và Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

KT 16/11/2023 11:06

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 36 di sản. Trong số này, Nghệ An có 2 di sản, gồm: Lễ hội đền Yên Lương (thị xã Cửa Lò) và Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (huyện Đô Lương).

34b32b523e1ed7408e0f.jpg
Lễ Đại tế tại Lễ hội đền Yên Lương. Ảnh tư liệu

Lễ hội đền Yên Lương, hay còn gọi là Lễ hội “Phúc Lục Ngoạt”, diễn ra vào dịp trung tuần tháng 6 âm lịch, gắn với di tích đền Yên Lương ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò. “Lục ngoạt” có nghĩa là: “Lục” là số 6, tháng 6 và 6 lễ tổng hợp (gồm lễ báo cáo thiên địa, lễ thỉnh, lễ rước vong nghênh, lễ cầu ngư, lễ tế, lễ tạ), cũng là 6 tuần thượng, trung hạ tuần; “ngoạt” là định kỳ của ngày lễ, là nghi thức không thể thay đổi).

Không chỉ là ngôi đền thiêng, có kiến trúc, cảnh quan đẹp, đền Yên Lương còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể giàu bản sắc, đặc biệt lễ hội “Phúc lục ngoạt” hay còn gọi là lễ hội đền Yên Lương. Lễ hội “Phúc lục ngoạt” tại đền Yên Lương là lễ hội truyền thống mang đặc trưng về văn hóa tâm linh của ngư dân vùng biển Nghệ An. “Lục ngoạt” có nghĩa là: “Lục” là số 6, tháng 6 và 6 lễ tổng hợp (gồm lễ báo cáo thiên địa, lễ thỉnh, lễ rước vong nghênh, lễ cầu ngư, lễ tế, lễ tạ), cũng là 6 tuần thượng, trung hạ tuần; “ngoạt” là định kỳ của ngày lễ, là nghi thức không thể thay đổi). Ngoài ra phần hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: cờ thẻ, chọi gà, đẩy gậy, thi đan lưới, thi làm bánh oản, đua thuyền mủng,…

Lễ được tổ chức 3 năm một lần vào những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu vào 3 ngày 14, 15, 16 tháng 6 (âm lịch). Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển xứ Nghệ, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương về tham dự.

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn (Đô Lương) được tổ chức nhằm tưởng nhớ ghi ơn công lao to lớn của Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan và các vị nhân thần của dòng họ Nguyễn Cảnh. Nguyễn Cảnh Hoan (1521 – 1576) có cha là Phúc Khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy người làng Ngọc Sơn (Thanh chương). Ông là tướng Nhà Lê giữ chức Binh bộ thượng thư, hàm Thái phó về sau được truy phong Tấn Quốc công.

Trong gia đoạn đầu của thời kỳ xung đột Lê – Mạc, Nhà Lê nhiều lần cử tướng Nguyễn Cảnh Hoan đem quân vào vùng Nghệ An trấn giữ. Tháng 9/1576, Nguyễn Cảnh Hoan bị quân Mạc bắt và giết chết tại thành Thăng Long ngay sau đó. Sau khi khôi phục, triều Lê truy phong ông là Tấn Quốc công, xếp vào trung đẳng thần và sai lập đền thờ. Năm 1602 đền thờ chính của ông được xây dựng tại xã Tràng Sơn ngày nay, năm 1991, đền được xếp hạng Di tích Văn hóa – Lịch sử. Ngoài đền chính ở Tràng Sơn còn có các đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Lưu Sơn (Đô Lương) và ở một số địa phương thuộc các huyện Nam Đàn, Thanh Chương. Phần mộ của ông hiện ở rú Cấm xã Tràng Sơn.

Năm Giáp Thìn 1664, triều đình quyết định hàng năm cứ đến ngày Rằm tháng 3 âm lịch tổ chức lễ hội tại đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, và cứ đến 10 năm tức là cứ đến năm Giáp thì tổ chức đại lễ gọi là Thập niên đại lễ hội. Đại lễ hội đầu tiên tổ chức vào năm 1664 đến nay đã được 350 năm.

Mục đích của lễ hội là phát huy truyền thống "trung, cần, nhân, nghĩa, bảo quốc hộ dân" của ông cha, tổ tiên. Nội dung được thể hiện bằng sinh hoạt văn hóa mang đậm sắc thái dân tộc như lễ rước, lễ dâng cỗ chay lên bàn thờ tổ tiên, đêm văn hóa hát các làn điệu dân ca xứ Nghệ, các trò chơi truyền thống của địa phương Đô Lương.

Được biết, sau 3 kỳ lễ hội (1954, 1964, 1974) do hoàn cảnh chiến tranh không được tổ chức, đến năm 1984, dòng họ Nguyễn Cảnh quyết định phục hồi và năm 2014 này “Thập niên sự lễ” được tổ chức sau các năm 1994 và 2004. Đây là dịp để con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh tri ân tổ tiên và động viên nhau đóng góp công, góp sức xây dựng quê hương đất nước.

Với việc Lễ hội đền Yên Lương và Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay, Nghệ An đã có 9 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Yên Lương và Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO