Văn hóa – Di sản

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn Thiện 15:19 15/11/2023

Để làm ra những bộ trang phục đẹp, công đoạn đầu tiên mà người phụ nữ Mông phải làm là dùng một cây bút vẽ sáp ong để tạo nên hoa văn trên vải, trước khi đem nhuộm và may thêu hoàn thiện.

sa.jpg
Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải - một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con người Mông ở Yên Bái. (ảnh: báo Yên Bái)

Theo Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ngày 10.11 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian.

Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên trang phục truyền thống là di sản đã tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử tộc người, khẳng định được vai trò và sức sống của mình trong đời sống quá khứ và đương đại. Với chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo, màu sắc và chất liệu đều được lấy từ thiên nhiên, Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải là bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào của người Mông nơi vùng cao tỉnh Yên Bái.

Để làm ra những bộ trang phục đẹp, công đoạn đầu tiên mà người phụ nữ Mông phải làm là dùng một cây bút vẽ sáp ong để tạo nên hoa văn trên vải, trước khi đem nhuộm và may thêu hoàn thiện.

ll.jpg
Theo truyền thống văn hóa của người Mông thì hầu hết nữ giới từ khi còn là thiếu niên đều học vẽ hoa văn trên vải. (ảnh: báo Yên Bái)

Dụng cụ quan trọng là bút vẽ được thiết kế bởi 2 lá đồng, một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, có một ô trống nhỏ ở giữa hai lá đồng để tạo thành nơi chứa sáp ong. Ngòi bút là một lá đồng hình tam giác, được nẹp vào thanh tre.

Không chỉ vậy, chiếc bút được thiết kế với các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy kép, răng cưa, đường cong, đường lượn sóng. Bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa tỏi, hoa mận, hoa đào, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá...

Theo truyền thống văn hóa của người Mông thì hầu hết nữ giới từ khi còn là thiếu niên đều học vẽ hoa văn trên vải, khi đến đến tuổi trưởng thành đều có khả năng sử dụng thuần thục nghệ thuật này, trước tiên là phục vụ nhu cầu trang phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi hàng hóa.

Người phụ nữ khi vẽ chỉ cần đặt bút vào bát sáp ong đã được đun nóng, điều chỉnh lượng sáp ong sao cho vừa đủ để vẽ lên trên nền vải. Từ đó tạo nên những hoa văn đẹp, độc đáo, ý nghĩa, mang theo cả thông điệp về tình yêu, cuộc sống...

Di sản đã tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử tộc người, khẳng định được vai trò và sức sống của mình trong đời sống quá khứ và đương đại. Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải hiện vẫn là bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào của người Mông nơi rẻo cao tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc này không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái mà còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch để các địa phương vùng cao của tỉnh quảng bá, giới thiệu, thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO