Văn hóa – Di sản

Lễ hội đền Du Yến đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Việt Thương 05:20 25/02/2024

Lễ hội Đền Du Yến diễn ra trong ba ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng. Phần lễ được tổ chức trang trọng gồm các nghi lễ: Lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước kiệu, lễ dâng hương và tế thần.

le_hoi_den_du_yen.jpg
Đền Du Yến

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đền Du Yến” và khai mạc lễ hội năm 2024. Tới dự có đồng chí Hồ Đại Dũng - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đền Du Yến hay còn gọi là Đền Mẫu thuộc khu Bổng Châu Thượng, nay thuộc khu 2, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia năm 1993. Đền Du Yến, xã Chí Tiên thờ nữ tướng Nguyễn Thị Hạnh - trưởng lĩnh tiền quân của Hai Bà Trưng.

Lúc mới khởi dựng, đền chỉ là một ngôi miếu thờ nhỏ. Sau khi bà Nguyễn Thị Hạnh mất, bà được các triều đại phong kiến Việt Nam phong sắc. Có sắc truy phong bà là "Truy Đẳng Nữ Thần"; đời vua Lê Hiển Tông phong cho bà là " Quốc Mẫu Thanh Kỳ, Nhã Ái Đại vương", vua Lê Chiêu Thống có sắc phong bà là "Thanh Kỳ Nhã Ái, Ôn Hầu Khoan Hồng Đại vương", các triều đình nhà Nguyễn phong cho bà là "Nhàn Uyển Dực Bảo Trung Hưng Ngọc Loan Phúc Trầu", đồng thời xuống chiếu cho dân làng Tiên Châu, xã Chí Tiên phải phụng thờ hương khói, việc thờ cúng được ghi vào lễ tiết Quốc Khánh và chép vào sử sách thờ chung của cả nước.

d9lwc4py.png
Lễ hội đền Du Yến đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Các kỳ tiệc lệ được tổ chức hàng năm như sau: Kỳ tiệc lệ thứ nhất chính là Lễ hội đền Du Yến, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch: tương truyền vào này này xưa kia nữ tướng đã tổ chức hội quân; đây là ngày đại lễ - tri ân Thánh Mẫu Hạnh nương. Kỳ tiệc lệ thứ hai: Ngày 15 tháng Hai (âm lịch): là ngày sinh của Thánh Mẫu. Kỳ tiệc lệ thứ ba: Ngày 10 tháng Giêng (âm lịch) là ngày hóa của Mẫu.

Trong đó, ngày 15 tháng Giêng là kỳ lễ chính, quan trọng nhất. Tương truyền vào ngày này, Hạnh Nương tuyển chọn trai tráng trong trang Bổng Châu, tập hợp binh sỹ, mở tiệc khao quân để khích lệ quân sỹ, tế cáo trời đất rồi kéo quân về yết kiến Hai Bà Trưng.

Lễ hội Đền Du Yến diễn ra trong ba ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng. Phần lễ được tổ chức trang trọng gồm các nghi lễ: Lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước kiệu, lễ dâng hương và tế thần.

Phần hội có nhiều hoạt động: Thi giã bánh giầy, thi văn nghệ, chọi gà, thi đấu bóng chuyền, cờ tướng và các trò chơi dân gian.

Trong những năm gần đây, lễ hội đền Du Yến đã được nhân dân và các cấp chính quyền địa phương hết sức quan tâm, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội đền Du Yến không chỉ nhằm xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế, xã hội của xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba và tỉnh Phú Thọ nói chung. Với ý nghĩa đó, từ tháng 2/2023, UBND xã Chí Tiên đã tiến hành thu thập tư liệu và xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội truyền thống đền Du Yến vào danh mục xây dựng hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Sau quá trình nghiên cứu, xem xét hồ sơ, ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 3428/QĐ-BVHTTDL công nhận đưa Lễ hội đền Du Yến, xã Chí Tiên vào danh mục xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Du Yến cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng và các đại biểu đã tặng hoa chúc mừng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Du Yến đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO