Chính sách & Quản lý

Lễ hội chùa Hương 2024: Tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan

Phan Anh 13/02/2024 09:20

Ngày 12/2 (mùng 3 Tết), Sở VH&TT Hà Nội đã đi kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương 2024 tại huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội).

bb.jpg
Đoàn kiểm tra do bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội làm trưởng đoàn đang thị sát công tác chuẩn bị cho Lễ hội Chùa Hương 2024.

Thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội quy định về quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn huyện theo đúng quy định của pháp luật. Đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Mỹ Đức đang làm tốt công tác quản lý và tổ chức điều hành Lễ hội đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội, giao thông đi lại thuận tiện, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường... Tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan lễ phật, duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân.

8.jpg

Cùng với đó, Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương đã tổ chức hội nghị tập huấn về luật giao thông đường thủy nội địa, quy tắc ứng xử văn minh du lịch cho cán bộ và Nhân dân tham gia phục vụ vận chuyển khách Lễ hội.

Đồng thời cũng thành lập 5 tiểu ban, 1 trạm kiểm soát vé, 1 tổ kiểm tra liên ngành với các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng thành viên các tiểu ban xây dựng kịch bản quản lý tổ chức lễ hội an toàn, chu đáo.

chuah1.jpg

Lễ hội năm nay Ban tổ chức giao việc điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách về tham quan lễ phật cho hợp tác xã du lịch chùa Hương tổ chức để nhằm bảo đảm an toàn, văn minh cho mùa lễ hội. Việc làm này cũng để tránh tình trạng cò mồi, chèo kéo, dẫn khách từ xa. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã vận hành thử nghiệm đưa xe điện vào phục vụ du khách với giá niêm yết công khai.

10.jpg

Báo cáo Đoàn kiểm tra, Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay đã sẵn sàng. Không gian cảnh quan từ khu vực suối Yến đến các khu vực hành lễ đã được trang hoàng sạch, đẹp, văn minh. Công tác lắp dựng, chỉnh trang, vệ sinh hàng quán theo đúng quy định của Ban Tổ chức đã cơ bản hoàn thành; các sản phẩm, hàng hóa cũng đã được vận chuyển vào khu vực lễ hội để phục vụ nhân dân và du khách.

chuah10.jpg

Để đảm bảo công tác duy trì thu gom và xử lý rác thải UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo thực hiện đấu thầu dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải tại khu thắng cảnh Hương Sơn; Giao Công an huyện xây dựng và triển khai Kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ hội chùa Hương năm 2024.

13.jpg

Đặc biệt, để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày đầu diễn ra lễ hội, Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử, nâng cao chất lượng quản lý xuồng đò, sắp xếp hàng quán, phân luồng giao thông, 4 bến xe có sức chứa 5.000 khách; không để hiện tượng đỗ xe bừa bãi.

9.jpg

Đến thời điểm hiện tại hệ thống xuồng, đò cũ đang được nâng cấp; đóng bổ sung phương tiện mới bảo đảm có từ 3.800 đến 4.500 phương tiện xuồng đò vận chuyển khách.

Vào Lễ hội sẽ có từ 3.800 - 4.800 lái đò, ngày thường 300 - 500 lái đò hiện đang tập trung nâng cấp các phương tiện xuồng, đò cũ, đóng bổ sung phương tiện mới bảo đảm có từ 3.800 đến 4.500 phương tiện xuồng đò vận chuyển khách.

zz.jpg

Đò chở khách trong ngày Hội được trang bị đầy đủ các dụng cụ phương tiện vận chuyển khách như: áo phao, lắp ghế, giỏ đựng rác, vật nổi, ô che mưa che nắng; Hệ thống kiểm soát vé bằng công nghệ; Lắp đặt trang trí hệ thống điện chiếu sáng, camera, wifi tại các bến đò kiểm soát; đánh số thẻ lái đò, số đò theo thứ tự bảo đảm tuyệt đối công tác an toàn, an ninh trật tự và công bằng, minh bạch, khách quan.

chuah9.jpg

Tại buổi kiểm tra, Ban Quản lý Di tích chùa Hương cho biết, trong 3 ngày miễn phí vé (từ 30 Tết đến mùng 2 Tết) số lượt du khách đến với chùa Hương là 30.000 người. Mùng 3 bắt đầu thu vé số lượt người đến văn cảnh chùa là 20.000 người.

jj.jpg

Đánh giá về công tác tổ chức lễ hội chùa Hương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, công tác chuẩn bị cho khai mạc Lễ hội chùa Hương cơ bản đúng quy định. Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ban tổ chức lễ hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có nhiều phương án xử lý khi lượng người dự hội đông nhằm bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

7.jpg

Lễ hội, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quảng bá khẳng định giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện Mỹ Đức.

Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề: “Văn minh, an toàn và thân thiện” diễn ra từ ngày 11-2 đến hết 11-5 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng Tư năm Giáp Thìn). Ngày khai hội chùa Hương chính thức diễn ra ngày 15-2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại sân Thiên Trù - chùa Hương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Hương 2024: Tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO