Chính sách & Quản lý

Hà Nội yêu cầu các địa phương bảo đảm nếp sống văn minh dịp Tết Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024

Trung Kiên 09/02/2024 19:44

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024.

Theo nội dung công văn số 382-UBND/NC của UBND Thành phố Hà Nội gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội; Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố; Liên đoàn Lao đồng thành phố Hà Nội; Thành đoàn Hà Nội; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các báo, đài, Trung tâm thông tin điện tử của Thành phố; nhấn mạnh:

den-soce.jpeg
Lễ rước ngựa sắt của người dân thôn Phù Mã, xã Phù Linh tại Lễ hội Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Thực hiện Công điện số 11/CĐ-TTG Ngày 30/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024, UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã làm tốt các nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo, Ban quản lý các cơ sở tín ngưỡng, Ban tổ chức lễ hội thực hiện tốt các quy định của Pháp luật, tổ chức các hoạt dộng tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

2. Hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo.

anh_chua_huong(1).jpg
Du khách thập phương đi đò trên dòng suối Yến trẩy hội chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

Giao Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Thành phố hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo nhanh về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 theo quy định.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các địa phương bảo đảm nếp sống văn minh dịp Tết Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO