Lễ hội chùa Hương 2018: Kỷ cương, văn minh để bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Thanh Thủy/HNM| 14/01/2018 10:49

Với hai sự kiện đặc biệt là kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm và đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ dành cho Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn (chùa Hương), Lễ hội chùa Hương năm 2018 đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) dành nhiều tâm sức chuẩn bị tổ chức nhằm có được một mùa lễ hội an toàn, văn minh, đồng thời gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản.

Lễ hội chùa Hương 2018: Kỷ cương, văn minh để bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Du khách trảy hội chùa Hương.

“Lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch”

Đó là chủ đề của Lễ hội chùa Hương năm 2018, đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới của nhà tổ chức. Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2018 Nguyễn Văn Hậu cho biết: Để đạt được tiêu chí, mục tiêu đã định, các phần việc chuẩn bị cho mùa lễ hội lớn và kéo dài nhất trong cả nước đang được rốt ráo hoàn thiện. Đến nay, toàn bộ các tour, tuyến trong khu vực di tích, thắng cảnh, hệ thống biển báo giao thông đường bộ, đường thủy nội địa đã được kiểm tra, cơ bản bảo đảm các yêu cầu đã đề ra; 100% số hộ, điểm kinh doanh dịch vụ đã tham gia ký cam kết không vi phạm các quy định; mặt bằng kinh doanh dịch vụ được tổ chức quy củ, cơ quan quản lý đã rà soát, lập sơ đồ quy hoạch để bảo đảm không có điểm kinh doanh xuất hiện trong khu vực nội tự các chùa, trong động, các đoạn đường hẹp hoặc khu vực không an toàn… 

Quy định đã có, cụ thể là không quảng cáo, tổ chức dịch vụ ăn uống với thực phẩm được chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội, không để xuồng máy, đò gắn động cơ vận chuyển khách trên suối Yến. Cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp chèo kéo, ép giá, nhũng nhiễu khách hành hương và các hành vi gian lận vé tham quan thắng cảnh, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy…

Mùa lễ hội năm nay, công tác tuyên truyền, tập huấn về ứng xử văn minh tiếp tục được coi trọng nhằm đem đến cho du khách trong nước và quốc tế tham gia Lễ hội chùa Hương những ấn tượng tốt đẹp. Yêu cầu đề ra là công tác tổ chức, phục vụ phải thể hiện tính thân thiện, chuyên nghiệp. Ban Tổ chức Lễ hội (BTC) đã yêu cầu Ban Quản lý Khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, chuẩn bị kỹ lưỡng phương án đón du khách; xây dựng lịch học tập Quy chế lễ hội, Nội quy của BTC và văn hóa ứng xử, tôn giáo tín ngưỡng. 

Cùng với đó, BTC đã lên kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho 6 tiểu ban và 3 tổ kiểm tra liên ngành, trạm kiểm soát, yêu cầu hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội trước ngày 1-2-2018 với trách nhiệm cao nhất nhằm mang lại một mùa lễ hội an toàn, văn minh, trang trọng, tiết kiệm, đúng với nguyện vọng của hàng triệu du khách.

Vinh dự gắn liền trách nhiệm

Tổ chức tốt Lễ hội chùa Hương năm 2018 không chỉ đem đến ấn tượng tốt đẹp, trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước, mà còn tạo dấu ấn quan trọng trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm di tích, danh lam thắng cảnh Hương Sơn, đồng thời đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. GS Trần Lâm Biền, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhận xét: Việc di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn được Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt không chỉ là vinh dự, niềm tự hào mà còn đặt di tích vào vòng bảo hộ đặc biệt trước những hành vi xâm lấn, làm thay đổi, phai mòn giá trị di sản, đồng thời nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản của chính quyền địa phương và nhân dân. Chẳng hạn, sau khi di tích được xếp hạng, những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng như đã từng xảy ra vào năm 2015 sẽ không có cơ hội tái diễn.

Đồng tình với nhận xét trên, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, PGS.TS Đặng Văn Bài nêu: Chùa Hương là một trong những điểm tham quan đứng đầu cả nước về số lượng du khách cũng như thời gian tổ chức lễ hội. Chính vì vậy, việc ngăn chặn những hệ lụy nảy sinh trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội không hề đơn giản. Điều quan trọng là BTC đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đã có kế hoạch chi tiết nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế để mùa lễ hội năm sau được tổ chức tốt hơn năm trước. Đó là điều cần phải ghi nhận. Cùng với quyết tâm của chính quyền địa phương, cộng thêm việc được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn sẽ đươc quan tâm, bảo vệ tốt hơn.

Trưởng ban Quản lý di tích danh thắng Hương Sơn Nguyễn Chí Thanh khẳng định, di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, đó vừa là niềm vui nhưng cùng đồng thời làm tăng trách nhiệm của không chỉ thành viên BTC, của nhân dân địa phương mà còn của cả du khách thập phương khi tham gia Lễ hội chùa Hương 2018. Sự quan tâm đến công tác bảo tồn di sản, trách nhiệm của nhiều phía là cơ sở để có một mùa lễ hội kỷ cương, văn minh, an toàn.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Hương 2018: Kỷ cương, văn minh để bảo tồn, phát huy giá trị di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO