Âm nhạc

Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa: Thành tố mới của thành phố sáng tạo

Phương Thúy 07:50 14/12/2023

Sau 3 năm gián đoạn, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival) đã trở lại với công chúng yêu nhạc, diễn ra liên tục trong 9 ngày tại Hà Nội. Đây được xem là sự kiện văn hóa, phát triển thành mô hình lễ hội thành phố lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Cùng với sự kiện Live Space Việt Nam, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa 2023 là một trong số ít các sự kiện được tổ chức trên quy mô lớn, tạo sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ có tiềm năng âm nhạc.

am-nhac-1.jpg
Monsoon 2023 thu hút đông đảo khán giả.

Mở rộng sân chơi cho nghệ sĩ trẻ

Lấy chủ đề là Phố Hàng Nhạc, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa 2023 (Lễ hội) tái hiện tinh thần phố với cảm hứng từ tên gọi của 36 phố phường Hà Nội. Thay vì cố định tại một địa điểm, năm nay, các ban nhạc trẻ tham gia chương trình đã đem âm nhạc tới nhiều không gian khác nhau.

am-nhac-2.jpg

Trong suốt tuần lễ âm nhạc phố Hàng Nhạc, vào mỗi tối, tại 5 địa điểm trong phố cổ Hà Nội bao gồm: Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Rạp Chuông Vàng, khán phòng Ngụy Như Kon Tum, Bar 1900, Ban tổ chức đều sắp xếp biểu diễn đồng thời các chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng, giúp công chúng có thể tận hưởng trọn vẹn tinh thần phố hội ngay giữa lòng Thủ đô.

Đáng lưu ý là đêm khai hội tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục kéo dài 7 tiếng đồng hồ với phần trình diễn của 6 nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ, thu hút sự chú ý của giới trẻ và người dân sống tại Hà Nội và trên toàn quốc.

Việc Ban tổ chức mở rộng mô hình tuần lễ âm nhạc với những không gian nhỏ từ đó giới thiệu những dự án âm nhạc mới góp phần tạo thói quen mới cho khán giả trong việc hưởng ứng, ủng hộ những sản phẩm, phong cách âm nhạc mới, mang lại sự đa dạng cho âm nhạc Việt Nam.

“Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa diễn ra vào tháng được cho là đẹp nhất trong năm, đúng vào thời điểm giao mùa, là một không gian giao lưu văn hóa âm nhạc của nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng như quốc tế”, ca sĩ, nhạc sĩ Trần Tuấn Hùng, trưởng nhóm Bức Tường nhận định.

Sau khi Lễ hội kết thúc, 3 nhóm nhạc trẻ gồm Pháo, Limebócx, The Cassette sẽ là 3 đại diện đầu tiên của quỹ hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ tham dự festival âm nhạc quốc tế tại Hàn Quốc và các nước ASEAN. Họ sẽ là những đại diện của Việt Nam tham gia biểu diễn tại những sân khấu quốc tế, nơi các bạn có cơ hội học hỏi, trau dồi, tích lũy thêm kinh nghiệm biểu diễn tại những sân khấu chuyên nghiệp cùng dàn ekip nước ngoài.

Xóa những rào cản trong thưởng thức nghệ thuật

Bắt đầu từ năm 2014 đến nay, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa đã trở thành một sự kiện văn hóa được công chúng mong đợi. Những gì mà sự kiện này đã làm được cũng mở ra nhiều hi vọng và cơ hội để xác lập một mô hình lễ hội âm nhạc, đặc biệt là khi Hà Nội đang là một mắt xích trong mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Ngay từ khi mới ra đời, Lễ hội đã luôn dành sự ủng hộ cho những nghệ sĩ trẻ, các nhóm nhạc indie tự viết nhạc, tự chơi nhạc. Trong bối cảnh ở nước ta các nghệ sĩ trẻ tiềm năng, những ban nhạc trẻ có quá ít cơ hội được trình diễn giới thiệu tác phẩm của mình với khán giả thì đây là một “sân chơi” vô cùng ý nghĩa.

am-nhac-3.jpg
am-nhac-4.jpg
Các nghệ sĩ biểu diễn tại Monsoon 2023.

Nhạc sĩ Quốc Trung, Tổng đạo diễn sự kiện Lễ hội khẳng định: “Đây là một mô hình mới và sẽ cần nhiều thời gian, sự ủng hộ của các nghệ sĩ, của truyền thông để khán giả có thể đón nhận và thưởng thức. Bên cạnh việc giới thiệu các nghệ sĩ trẻ tham gia tại Monsoon với những sản phẩm âm nhạc mới nhất, chúng tôi cũng mong muốn hỗ trợ cho các bạn kĩ năng, kinh nghiệm biểu diễn để sao cho phần biểu diễn của mình tới khán giả chất lượng nhất, trọn vẹn nhất. Từ đó sẽ góp phần xóa đi những rào cản thưởng thức nghệ thuật. Đó là mục tiêu mà Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa hướng tới”.

Thực tế cho thấy, môi trường âm nhạc dành cho các nghệ sĩ indie ở nước ta đang rất rộng mở, nhiều cơ hội. Trong 4-5 năm trở lại đây, đã có những nghệ sĩ khẳng định được con đường riêng của mình như Lê Cát Trọng Lý, các ban nhạc Ngọt, Chillies”, Cá hồi hoang… Tuy vậy, những người trẻ với nguồn năng lượng dồi dào, hồn nhiên, đầy sáng tạo cũng đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống âm nhạc. Thông thường, các nhà tổ chức biểu diễn sẽ chọn phương án an toàn với những tên tuổi ca sĩ, nhạc sĩ đã thành danh. Trong khi đó, các nhóm nhạc indie thường chỉ có thể tổ chức đêm nhạc của mình ở những không gian nhỏ.

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, các nghệ sĩ nên biểu diễn càng nhiều càng tốt để mở rộng “tệp” khán giả. Nếu chỉ trông chờ vào Monsoon một năm chỉ có một lần thì không thể. Thay vào đó, hãy tự mình tổ chức những show diễn nhỏ. Sau khi biểu diễn ở Monsoon, các bạn đã có một chương trình biểu diễn được chuẩn bị kĩ lưỡng thì nên tận dụng để đi tour và tổ chức nhiều show diễn hơn.

Việt Nam hoàn toàn có thể là điểm đến của các nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới và khu vực. Muốn vậy, chúng ta có một môi trường âm nhạc lành mạnh, các lễ hội âm nhạc được tổ chức văn minh, có cơ hội kết nối với thế giới, tạo môi trường rộng mở cho các nhóm nhạc trẻ.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nền công nghiệp âm nhạc trong nước chưa thực sự phát triển bởi còn nhiều rào cản. Đơn cử như Lễ hội năm nay được cấp phép rất sát ngày diễn ra mà nguyên nhân là do cơ chế, chính sách của chúng ta đang tồn tại những hạn chế. “Chính quyền nên tạo điều kiện thuận lợi để cấp phép sớm hơn, đồng thuận hoặc xem xét kế hoạch của đơn vị tổ chức sự kiện sớm hơn. Nếu có chỗ nào trong vấn đề thủ tục chưa phù hợp thì hỗ trợ, giải thích giúp họ để họ điều chỉnh sớm. Nếu bị chậm hoặc lỡ nhịp, ảnh hưởng đến kế hoạch, dễ khiến những nhà sản xuất, những đơn vị tổ chức nản lòng”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nói.

Hiện nay, mô hình lễ hội âm nhạc tại các thành phố lớn đang thu hút sự chú ý của công chúng trong và ngoài nước. Ngoài Monsoon ở Hà Nội, có thể kể đến một lễ hội âm nhạc mang đậm màu sắc Việt Nam với chất lượng quốc tế, thu hút đông đảo khán giả tham dự như HOZO Festival ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạo dựng một nền âm nhạc đa dạng phong cách, tạo sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ có tiềm năng âm nhạc… cũng chính là góp phần tôn lên hình ảnh của một thành phố năng động, sáng tạo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Rực rỡ đêm "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025"
    Tối 18/1, chương trình "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025" với màn trình diễn của 2025 drone (thiết bị bay không người lái) cũng những ca khác sôi động đã diễn ra tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức.
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Thi
    Thưởng thức những tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Thi, khán giả thấy một cây đại thụ của văn học nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20, để lại cho hậu thế một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.
  • "Anh trai vượt ngàn chông gai" nhận liên tiếp 3 giải thưởng Mai Vàng
    Ban tổ chức công bố và trao 10/14 hạng mục giải Mai Vàng lần thứ 30 năm 2024. Chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã nhận liên tiếp 3 giải thưởng Mai Vàng.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung tái hiện Hà Nội truyền thống và hiện đại qua âm nhạc
    Nguyễn Thành Trung, một nhạc sĩ tài hoa và đầy trải nghiệm, ngày càng khẳng định dấu ấn trong làng nhạc Việt. Dù khiêm tốn tự nhận là "nhạc sĩ tay ngang", anh đã để âm nhạc của mình tự lên tiếng, chạm đến trái tim người nghe qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn đậm chất tự sự phản ánh sâu sắc tình yêu, gia đình và quê hương, đất nước. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cùng ekip đã cho ra mắt album âm nhạc mang tên “Ký ức Hà Nội” như một lời tri ân với Hà Nội – mảnh đất mà anh sinh ra và trưởng thành. Alb
  • Nguyễn Mộc An giành giải đặc biệt Tiếng hát Hà Nội
    Tối 25-12, tại Nhà hát Hồ Gươm, chung kết cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức đã diễn ra sôi nổi với 15 thí sinh tranh tài. Giọng ca đến từ Nghệ An Nguyễn Mộc An đã giành giải đặc biệt.
  • Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia chương trình hòa nhạc mừng năm mới tại Nhà hát Hồ Gươm vào tối 29/12
    Tối 29/12, chương trình chào năm mới “Happiness Concert” (Hòa nhạc Hạnh phúc) sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), có sự tham gia của Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Công Duy (chỉ đạo nghệ thuật), cùng các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (VNAMYO).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa: Thành tố mới của thành phố sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO