Âm nhạc

Bolero của Cuba và Mexico là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Văn Thiện 07/12/2023 13:51

UNESCO đưa ra quyết định trên tại phiên họp ở thành phố Kasane, Botswana về việc ghi danh nhạc bolero của Cuba và Mexico là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

bolero-duoc-unesco-vinh-danh-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-20231206145620.jpg
Bộ ba bolero Mexico hát trong một quán bar ở thành phố Mexico vào ngày 4/12/2023 (Ảnh: Barrons.com)

Ngày 5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tại phiên họp lần thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tổ chức tại thành phố Kasane, phía Bắc Botswana, UNESCO đã chính thức ghi danh bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại theo hồ sơ đề nghị của Cuba và Mexico.

Đại sứ Cuba tại UNESCO Yahima Esquivel khẳng định bolero không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là sự pha trộn giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ, giữa văn hóa châu Âu, nhịp điệu châu Phi và bản sắc Mỹ Latin.

Nhạc bolero có nguồn gốc ở Cuba cuối thế kỷ 19, với bài Tristezas của Pepe Sánchez. Dòng nhạc du nhập đến Mexico đầu thế kỷ 20, trở thành nét văn hóa không thể thiếu của cả hai quốc gia. Bolero sau đó ảnh hưởng đến Mỹ, châu Âu, châu Á. Ở Việt Nam, bolero được viết với nhịp chậm rãi hơn.

Đỉnh cao của nghệ thuật bolero là ca khúc Bésame Mucho (nghệ sĩ Mexico Consuelo Velázquez, 1932), từng được Nat King Cole, Frank Sinatra và The Beatles cover.

Với đặc trưng giai điệu sang trọng, nên thơ, những bài bolero khởi sinh từ Cuba nhanh chóng vượt biển tới Mexico.

Sức hấp dẫn của dòng nhạc nhảy chậm buồn và lãng mạn giúp bolero nhanh chóng lan tỏa và bén rễ sang các đảo quốc ở vùng Caribê, xuống đến các nước Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Colombia, Chile, Venezuela, Ecuador, Bolivia…, và cả Tây Ban Nha.

Thời hoàng kim của bolero ở các nước Mỹ Latin bắt đầu từ những năm 1930, kéo dài liên tục trong suốt ba thập niên, với những nghệ sĩ nổi tiếng như Antonio Machin, cặp song ca Los Compadres (Cuba), nhóm nhạc Los Panchos, Los Hermanos Martínez Gil và Trío Tarácuri, Agustín Lara (Mexico), Lucho Gatica (Chile)…

Thời kỳ này, bolero còn ảnh hưởng sang thế giới nói tiếng Anh, được trình diễn bởi nhiều nghệ sĩ Mỹ như Bing Crosby, Nat King Cole hay Frank Sinatra.

Có lẽ bản bolero nổi tiếng nhất trong lịch sử chính là Bésame mucho (Hãy hôn em thật nhiều, 1941), được nữ nghệ sĩ người Mexico Consuelo Velásquez sáng tác vào năm cô chỉ mới 15 tuổi. Ca khúc được nhạc sĩ Trường Kỳ đặt lời tiếng Việt với tựa đề Yêu nhau đi, Y Vân đặt lời dưới nhan đề Đời là giấc mơ và Phong Vũ với tên Giấc mơ xưa.

Các nghệ sĩ Cuba nổi tiếng của dòng nhạc là Omara Portuondo, Celia Cruz, Elena Burke, César Portillo và Ignacio Villa (Bola de Nieve). Các tượng đài bolero của Mexico là Agustín Lara, Javier Solís, Álvaro Carrillo và Armando Manzanero. Tác phẩm của họ làm mê đắm khán giả trong nhiều thập niên, góp phần tô điểm bức tranh âm nhạc toàn cầu.

Những năm 60 -70 là thời điểm hoàng kim của bolero tại Việt Nam với hàng loạt ca khúc nổi tiếng: Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng (Hoàng Phương)…

Sở dĩ bolero chiếm được lòng mến mộ của người nghe là do giai điệu gần gũi với nhạc cổ mà vẫn có sự đổi mới, ca từ thấm thía, dễ chạm được đến những tâm sự sâu kín của mỗi người. Đặc biệt, đời sống văn hóa, xã hội biến động càng khiến người ta muốn tìm đến một cõi “mộng mơ”, ru mình trong những khoảng tình ướt át, lắng đọng mà không kém phần đẹp đẽ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bolero của Cuba và Mexico là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO