Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Lần đầu trưng bày gốm cổ Bát Tràng trong 6 thế kỷ

Quỳnh Phạm 15:49 18/05/2023

Sáng 18/5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai mạc Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX.

Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng” là sự kiện kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Dự lễ khai mạc Trưng bày có Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương, cùng các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử và đông đảo người dân tại Thủ đô, du khách quốc tế.

tl2.jpg
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương và các đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày “Gốm cổ Bát Tràng”.

Phát biểu tại Lễ khai mạc Trưng bày “Gốm cổ Bát Tràng”, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh, làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm ra nhiều vật phẩm gốm quý mang sắc thái riêng, qua nhiều thế kỷ được ưa chuộng từ làng xã đến cung đình, từ đồ thờ cúng dân gian đến cống phẩm ngoại giao.

z4355083606867_4e6c607cc9cd8d8d56bdd1245ad8abea.jpg
Các hiện vật đính men gốm Bát Tràng thế kỷ XVIII tại cuộc trưng bày.

Trước đây, Bảo tàng đã tiến hành trưng bày về gốm Bát Tràng với bộ sưu tập được chọn lọc kỹ lưỡng với những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc. Đến cuộc trưng bày lần này, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu bộ sưu tập theo biên niên lịch sử từ khi gốm Bát Tràng từ khi hình thành cho đến nay.

“Bảo tàng đã sưu tầm các hiện vật gốm Bát Tràng trong nhiều năm qua và cho đến nay chưa có một bảo tàng nào có bộ sưu tập trọn vẹn như vậy”, ông Nguyễn Văn Đoàn, chia sẻ.

z4355083583812_f30e7e10cabc22da8f86cf9714e3da01.jpg
Bản vẽ họa tiết trang trí trên gốm vẽ men nâu và hoa lam thế kỷ XIV.
z4355083602352_955e471dd7054488290a3c79ae2ce676.jpg
Lư hương men trắng ngà và xanh rêu thế kỷ XVII.

Trưng bày “Gốm cổ Bát Tràng” giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX, được chi thành 4 phần: Lịch sử hình thành; Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV; Gốm Bát Tràng thế kỷ XV - XVIII Gốm Bát Tràng thế kỷ XIX - XX.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chia sẻ, thông qua trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, Ban tổ chức mong sẽ giới thiệu đến người dân trong và ngoài nước bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao, từ đó giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

Tại buổi khai mạc trưng bày “Gốm cổ Bát Tràng”, đông đảo người dân và du khách quốc tế đã tận mắt chiêm ngưỡng các hiện vật gốm Bát Tràng quý hiếm trải dài trong 6 thế kỷ, lần đầu tiên được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa ra trưng bày.

tl4.jpg
Trưng bày gốm sứ cổ Bát Tràng thu hút nhiều người dân tới thưởng lãm ngày khai mạc, trong đó có du khách nước ngoài...
tl6.jpg
...chăm chú chiêm ngưỡng...
tl5.jpg
...nhiều bạn trẻ trong nước cũng chăm chú thưởng lãm hiện vật trưng bày “Gốm cổ Bát Tràng”.

Có mặt tại lễ khai mạc Trưng bày, anh Tống Thành Trung  (phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chia sẻ: “Các hiện vật tại cuộc trưng bày giúp tôi được biết nhiều hơn về gốm sứ Bát Tràng. Tôi nhận thấy các sản phẩm gốm Bát Tràng trang trí bằng những hoa văn vẽ tay hoàn toàn thủ công, từ đó tạo ra bức tranh tuyệt mỹ, đường nét uyển chuyển, thanh đậm linh hoạt không thể lẫn với các dòng gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản như tôi đã biết”.

z4355083605922_2ee6ab7af09e2ee7dd28fc17f8e9744e.jpg
Mô hình nhà men trắng ngà, xanh rêu và nâu, thế kỷ XVII.
z4355083657061_26fb0c54d67800265e21a09be0cb3924.jpg
"Gốm cổ Bát Tràng” giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX.

Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng” diễn ra đến tháng 9/2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • 19 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng
    Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022 sẽ diễn ra vào tối 6/12 tại Hà Nội.
  • Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
    “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
  • Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
    Ngày 5/12, Công ty TNHH Fortechvn (Fortech) chính thức khai trương tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cột mốc quan trọng này nêu bật cam kết của Fortech trong việc mở rộng toàn cầu hóa, điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.
  • Sa Pa đã có khách sạn dành cho du khách là người Hồi giáo
    Khách sạn Charm Sapa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành cho khách du lịch Hồi giáo. Đây là điểm lưu trú đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện triển khai chương trình chuyển dịch một số dịch vụ theo hướng thân thiện với người Hồi giáo (Halal) theo đúng qui trình tiêu chuẩn của các Cơ quan Công nhận Halal Quốc tế – MUI, JAKIM, GCC.
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu trưng bày gốm cổ Bát Tràng trong 6 thế kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO