Làm phim mùa dịch: Diễn viên gửi con, làm phim tốc độ ánh sáng

KTĐT| 08/09/2021 14:28

Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều bộ phim truyền hình phải liên tục chạy đua với thời gian để kịp phát sóng phục vụ khán giả. Phía sau mỗi thước phim, ê kíp sản xuất phải vượt qua nhiều khó khăn, xông pha để thực hiện các tác phẩm mang giá trị tuyên truyền, đan xen hài hước, giải trí như những liều “vaccine tinh thần” cho khán giả.

Cắt giảm nhân sự, liên tục test Covid-19
Hiện tại, trên sóng truyền hình vào nỗi tối đang có ba phim phát sóng đồng thời trên các kênh của VTV là “11 tháng 5 ngày”, “Ngày mai bình yên” và “Hương vị tình thân”. Các phim đều trong tình trạng vừa phát sóng vừa quay, nên mặc dù dịch bệnh phức tạp, giãn cách xã hội, nhưng các nghệ sĩ vẫn phải vào guồng quay theo lịch đã lên, không thể dừng lại hay hoãn.
Theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng hiện đang đảm nhận vai trò đạo diễn phim “Hương vị tình thân”, không chỉ hoàn thành các cảnh quay đúng kế hoạch phát sóng, các nghệ sĩ, diễn viên, ê-kíp sản xuất, hậu kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn giữa mùa dịch. Trong đó, bối cảnh quay phim thay đổi, giảm số lượng nhân lực trong quá trình ghi hình, ê-kíp đoàn làm phim phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 liên tục… để đảm bảo an toàn trong quá trình quay, thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong một bối cảnh quay tại ngoại thành Hà Nội, hơn 50 thành viên của đoàn làm phim “Hương vị tình thân” phải xét nghiệm Covid-19 từ 18 giờ ngày hôm trước, kết quả xét nghiệm có ngay trong đêm để kịp cho buổi ghi hình hôm sau. Theo diễn viên Phương Oanh: “Việc test Covid-19 trong thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết. Khi được test, bản thân mình và tất cả mọi người trong đoàn làm phim cũng yên tâm hơn”.
Riêng Thu Quỳnh, cô cũng phải gửi con trai cho ông bà trông để có thể yên tâm đi quay phim. Trong quá trình làm phim, Thu Quỳnh chia sẻ: “Anh chị em cố gắng giữ khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho bản thân. Mỗi khi mình không thoại hay diễn đều đeo khẩu trang”.
Làm phim trong bối cảnh dịch bệnh, ê kíp sản xuất các bộ phim truyền hình cũng phải đối mặt với nhiều chuyện dở khóc, dở cười. Diễn viên trẻ Bích Ngọc chia sẻ: “Bình thường việc quay phim đã có nhiều câu chuyện khó nói như nếu đi quay ở bối cảnh không có nhà vệ sinh, chúng tôi không biết làm cách nào, đành nhịn cả ngày, rất ảnh hưởng đến thận. Đây là những khó khăn không thể kể trên màn ảnh, nhưng cũng là kỷ niệm hài hước với chúng tôi".
Đối với NSND Trung Hiếu hiện đảm nhận vai ông Phát trong phim “Ngày mai bình yên” cũng có chia sẻ rất thực tế về áp lực khi đóng phim giữa mùa dịch. “Chúng tôi đi quay ngoài trời rất vất vả, có khi quay trong phòng nóng bức không có điều hòa. Hơn nữa, vì áp lực thời gian nên chúng tôi đã làm việc với cường độ cao, từ sáng sớm đến tối khuya, đi đường qua nhiều chốt kiểm soát”, NSND Trung Hiếu cho biết.
Linh hoạt để thích nghi
Khác với hai bộ phim “Hương vị tình thân” và “11 tháng 5 ngày”, “Ngày mai bình yên” là phim được bấm máy ngay trong thời gian Hà Nội và nhiều tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, chính vì thế đoàn làm phim đối mặt với nhiều thử thách về thời gian, cường độ và điều kiện ghi hình khó khăn. Vì vậy, đoàn làm phim đã tận dụng tối đa bối cảnh để quay, thậm chí tận dụng cả không gian bên trong Đài Truyền hình Việt Nam, từ phòng làm việc đến không gian sân thượng, vườn cây trên cao. Mọi người trong đoàn phim thường nói đùa với nhau là thực hiện phim với “vận tốc ánh sáng” nghĩa là hôm nay nhận kịch bản, ngày mai có thể tiến hành quay luôn. Quá trình ghi hình được hoàn tất với thời gian gấp rút và khó khăn, đòi hỏi sự tập trung cao độ của diễn viên đối với từng phân cảnh.
NSND Trung Hiếu vào vai ông Phát chia sẻ: “Hiện nay nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách, khi nhận lời làm phim, chúng tôi đều lo lắng cho sự an toàn của đoàn phim. Nhưng đây là nhiệm vụ góp phần tuyên truyền cho nhân dân chống dịch, chúng tôi quyết tâm khắc phục tất cả khó khăn, đảm bảo đủ 5K, hạn chế tiếp tiếp xúc”.
Gần hai năm qua, dịch bệnh cùng những thất thường của thời tiết là những thách thức lớn đối với nhiều đoàn làm phim đang làm nhiệm vụ, nhưng họ vẫn không ngần ngại vượt qua, linh hoạt hơn, thích nghi hơn để hoàn thành công việc. Nhờ đó, Đài truyền hình Việt Nam đã liên tục nối nhau phát sóng các bộ phim, không ngưng nghỉ hay đứt đoạn. Kết quả sau hơn 1 năm dịch bệnh diễn ra, hơn 700 tập phim của gần 20 bộ phim là thành quả lao động không mệt mỏi của những nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn, thành viên đoàn làm phim không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, lăn xả vào làm việc. Qua đó, khán giả được tiếp thêm “vaccine tinh thần” quan trọng để an tâm ở nhà, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Những bộ phim cũng là cách chúng tôi chia sẻ với khán giả những vướng mắc cũng như động viên tinh thần mọi người vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.
Đạo diễn Vũ Trường Khoa
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Làm phim mùa dịch: Diễn viên gửi con, làm phim tốc độ ánh sáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO