Làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hiến của Thủ đô

KTĐT| 02/04/2021 08:07

Từ trước đến nay thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa nói chung và nếp sống văn hóa nói riêng. Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, những năm qua, thanh niên Thủ đô đã tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hiến của Thủ đô
Đoàn viên, thanh niên xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ vẽ tranh tường làm đẹp cảnh quan. Ảnh: Quang Thái

Những bước chân không mỏi

Một chị bạn tôi mới đây đã kể rằng, khi chị yêu cầu nhân viên bán hàng siêu thị bỏ thực phẩm vào giỏ mà chị mang sẵn thay vì đựng bằng túi nilon, cô nhân viên tấm tắc: “Chị giống hệt bọn trẻ bây giờ!”. Hóa ra “bọn trẻ bây giờ” đang được cộng đồng và xã hội mặc định là bộ phận có ý thức nhất trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Lời nhận xét ấy không phải là không có cơ sở khi nhìn vào hàng loạt chương trình, phần việc lan tỏa lối sống “xanh” mà các bạn trẻ Thủ đô đã và đang triển khai. Từ mạng xã hội cho đến ngoài đời thực, các phong trào như đổi giấy lấy cây, biến bãi rác thành vườn hoa, thu gom pin cũ, bóc xóa tờ rơi quảng cáo rao vặt, khơi thông dòng chảy của các con sông, làm sạch đường làng ngõ phố... đã và đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết. Đặc biệt, thanh niên Thủ đô đã tiếp thu, ứng dụng cách làm sáng tạo của các bạn trẻ thế giới như Challenge for Change (thử thách nhặt rác và chụp lại sự thay đổi trước và sau khi dọn rác), Nostrawchallenge (không sử dụng ống hút nhựa, dùng ống hút gạo, ống hút tre để thay thế), Noplasticbag (mang theo túi vải, túi cói đi chợ để thay cho túi nilon)..., tạo thành phong trào ứng xử thân thiện với môi trường. Tuổi trẻ Thủ đô bắt tay hành động chứ không nói suông, những bức ảnh Before and After (Trước và Sau) được chia sẻ rộng rãi, cho thấy những đống rác khổng lồ được dọn sạch, những con đường, bờ kè, gầm cầu không còn phế thải. Hàng loạt quán cà phê chuyển sang dùng ống hút thân thiện với môi trường. Túi nilon không còn được coi là phù hợp nữa...

Không chỉ cùng người dân gìn giữ môi trường sống, màu áo xanh mang sinh lực của tuổi trẻ Thủ đô còn rong ruổi nơi những bản làng xa xôi, vùng biên giới, hải đảo để dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc, dựng lại những ngôi nhà dột nát, làm đường, xây cầu, đồng hành cùng các bệnh nhân vượt qua khó khăn, tham gia Ngày hội hiến máu nhân đạo, giúp đỡ những mảnh đời cơ cực... Hơn thế, trong các phong trào của Thành đoàn Hà Nội như “Tôi yêu Hà Nội” (gồm 5 nhóm nội dung, giải pháp về Hà Nội xanh, Hà Nội an toàn, Hà Nội văn minh, Hà Nội nghĩa tình, Hà Nội trẻ) hay các đội hình tuyên truyền về lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Thanh niên tình nguyện hỗ trợ du lịch Thăng Long - Hà Nội, các cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Cần kiệm là nếp sống của thanh niên”, “Cưới văn minh, tiết kiệm trong thanh niên”, các mô hình như “Con đường bích họa”, “Bốt điện nở hoa”, “Nhà vệ sinh thân thiện” trên địa bàn thành phố..., lực lượng đoàn viên, thanh niên Thủ đô đều hăng hái tham gia.

Với những hành động tích cực không ngừng nghỉ, màu áo xanh tình nguyện... từ lâu đã trở thành hình ảnh đẹp lưu dấu trong con mắt của người dân, góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến rõ rệt về cảnh quan đô thị, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho Thủ đô ngày càng xanh - sạch - đẹp...

Sáng tạo, thiết thực vì cộng đồng

Ở những thời điểm khó khăn, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, vai trò nòng cốt của thanh niên lại được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Tuổi trẻ Thủ đô “đến từng nhà, rà từng ngõ”, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch như phát tờ rơi tuyên truyền và hướng dẫn người dân phòng, chống dịch ở các khu dân cư, nơi công cộng; may khẩu trang tặng cho người dân, tặng nước rửa tay khô cho tiểu thương ở các chợ... Đồng thời, thông qua mạng xã hội, các đoàn viên, thanh niên còn khuyến nghị mọi người không nên chia sẻ những thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận; hạn chế tới nơi tập trung đông người...

Thời gian qua, giới trẻ Thủ đô hăng say sáng tạo các mô hình tuyên truyền, có nhiều hành động thiết thực nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa về lối sống văn hóa. Tuổi trẻ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) biến những bậc cầu thang thành nơi ghi chú nội dung quy tắc ứng xử, nhắc nhở các bạn sinh viên về văn hóa học đường. Đoàn viên, thanh niên quận Tây Hồ sử dụng loa kéo để tuyên truyền về ý thức phòng, chống dịch bệnh, tổ chức những buổi gặp mặt thân thiết, chân tình để giải quyết khúc mắc đời thường. Đoàn Thanh niên xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) tham gia hóa giải tranh chấp nhỏ trong khu dân cư, giữ gìn tình làng nghĩa xóm...

Làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hiến của Thủ đô
Thanh niên Thủ đô xung kích, tiên phong trong nhiều hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Thái Liên

“Các đoàn viên, thanh niên xã có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với người dân nên công tác tuyên truyền rất thuận lợi”, đó chính là khẳng định của anh Hoàng Quý Tuyên - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) khi được hỏi làm thế nào để phong trào xây dựng đời sống văn hóa tại xã Phùng Xá đạt được hiệu quả lớn đến vậy. Nhìn vào quê hương Phùng Xá đang thay da đổi thịt từng ngày, có thể thấy nỗ lực của các đoàn viên, thanh niên nơi đây thật sự đã được đền đáp xứng đáng.

Anh Hoàng Quý Tuyên cho biết thêm: “Việc xây dựng nếp sống mới ở một huyện ngoại thành có những đặc thù nhất định. Để hình thành thói quen đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, Đoàn Thanh niên xã thường xuyên tổ chức những đội tuyên truyền lưu động kết hợp vận động nhân dân thông qua hệ thống loa truyền thanh. Với những trường hợp chưa nghiêm túc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, Ban Chấp hành Đoàn xã cử đại diện đến tận nơi để gặp gỡ, vận động bà con tuân thủ quy định, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh. Đặc biệt, công tác vận động tổ chức việc tang, việc cưới văn minh ban đầu gặp rất nhiều khó khăn khi có nhiều tục lệ cũ ăn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ của người dân. Đoàn Thanh niên xã đã lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt chi đoàn, tổ chức ký cam kết vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu thực hiện việc tang, việc cưới theo nếp sống mới. Chính vì thế, hầu hết các đám cưới trên địa bàn xã đều được tổ chức văn minh, tiết kiệm, các nghi lễ trước, trong và sau đám cưới đã đơn giản, thiết thực hơn”.

Đi đầu xây dựng lối sống mới

Trong thư "Gửi các cháu thanh niên và nhi đồng" nhân dịp Tết Bính Tuất 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành đời sống mới”. Trong tác phẩm "Đời sống mới" viết năm 1947, Bác cũng chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng lối sống mới cho nhân dân và Người cho rằng, thanh niên ở địa vị nào, làm công tác gì đều phải tham gia xây dựng lối sống mới...

Theo anh Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), thanh niên đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa nơi cơ sở. Tuy nhiên, để các hoạt động ấy ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả tích cực, tổ chức đoàn các cấp phải có những hoạt động, chương trình, phong trào cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng địa phương nhằm khích lệ các đoàn viên, thanh niên sáng tạo ra những mô hình hay, ý tưởng tốt, góp phần thúc đẩy đời sống văn hóa nơi mình sinh sống ngày càng phát triển.

Đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng. Chính vì thế, tinh thần cống hiến hết mình của tuổi trẻ cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Trong công cuộc xây dựng nếp sống mới, bên cạnh việc tham gia vào các phong trào, hoạt động nhằm xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải tự trau dồi kiến thức văn hóa, đạo đức, tôi luyện bản lĩnh vững vàng. Bản lĩnh ấy sẽ giúp thanh niên Thủ đô duy trì, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa mới để làm giàu đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

“Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh. Trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên".

“Lịch sử nước ta đã từng dành những trang chói lọi cho tuổi trẻ nước ta, và tiền đồ xán lạn của dân tộc đang nằm trong tay và chờ đón tuổi trẻ nước ta”.

(Trích phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh)

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Cô giáo trẻ tài năng và tâm huyết với nghề
    Tiếp xúc với với cô giáo Nguyễn Ngọc Huyền, giáo viên trường Tiểu học Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, tôi cảm nhận được sự đam mê, tận tâm đối với nghề qua lời nói, ánh mắt của cô - người giáo viên trẻ luôn tận tâm trong sự nghiệp dạy học, được đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận, đánh giá cao.
  • Hành động đầy trách nhiệm của nhân viên xe buýt
    Mới đây, trên tuyến buýt 112, lộ trình Nam Thăng Long - Mê Linh, đã có hành động đầy trách nhiệm của nhân viên Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco giúp một hành khách nhỏ tuổi lên xe, nhưng cháu không nhớ được địa chỉ gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hiến của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO