Sự kiện & Bình luận

Kỷ niệm 701 năm ngày mất của Lê Văn Hưu - nhà sử học đầu tiên của Việt Nam

Phan Anh (t/h) 06:10 08/05/2023

Mục đích của các hoạt động nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc - nhà sử học đầu tiên của Việt Nam. Ông là người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam (bộ "Đại Việt Sử ký").

f9165d2ff35940cda2.jpg
Tượng đồng Nhà sử học Lê Văn Hưu. (Ảnh tư liệu Báo Thanh Hóa)

Các hoạt động sẽ được tổ chức từ 10 đến 13/5 (tức từ 21 đến 24/3 năm Quý Mão) nhân 701 năm ngày mất nhà sử học đầu tiên của Việt Nam - Lê Văn Hưu sẽ được tổ chức tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Đóng góp lớn nhất, đưa tên tuổi của Lê Văn Hưu vào lịch sử dân tộc không dừng lại ở việc đỗ Bảng nhãn và làm quan, mà là người đặt nền móng cho quốc sử dân tộc. Lê Văn Hưu đã thu thập tất cả các sách sử ghi chép ít ỏi, sơ sài của thời nhà Lý và cùng thời để biên soạn lại, hoàn thiện bộ quốc sử có tên “Đại Việt sử ký” từ Triệu Vũ Đế (năm 207 trước Công nguyên) đến đời Lý Chiêu Hoàng (năm 1244) gồm 30 quyển, đã được vua Trần Thánh Tông hết sức khen ngợi.

Tác phẩm “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu được đánh giá bộ quốc sử ghi dấu mốc quan trọng đầu tiên cho nền sử học nước nhà phát triển. Ngoài việc viết sử, Lê Văn Hưu còn nghiên cứu tìm hiểu sâu rộng và có những đóng góp trong lĩnh vực địa lý, phong thủy.

Các hoạt động chính nhân 701 năm ngày mất nhà sử học đầu tiên của Việt Nam - Lê Văn Hưu gồm: Dâng hương, dâng hoa tại lăng mộ Nhà sử học Lê Văn Hưu; rước kiệu từ lăng mộ về  Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu (ngày 12/5, tức ngày 23/3 năm Quý Mão).

Trong dịp này huyện Thiệu Hóa cũng sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vào ngày 11/5 (ngày 22/3 Âm lịch), đêm giao lưu văn nghệ quần chúng tại Trung tâm làng nghề Trà Đông xã Thiệu Trung. Ngoài ra, huyện Thiệu Hóa còn tổ chức hội chợ giới thiệu các sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023. 

Sự kiện này thu hút du khách thập phương về với Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu. Sự kiện cũng kết nối với các di tích lịch sử cách mạng của huyện Thiệu Hóa, tiếp tục giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, nghề truyền thống và những sản vật của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh; động viên tinh thần của nhân dân, tạo sự đoàn kết, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của địa phương.

Các hoạt động nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu sẽ được tổ chức theo đúng quy định, đảm bảo trang trọng, thiết thực, an toàn và tiết kiệm. Nội dung các hoạt động phải có sự gắn kết chặt chẽ, thể hiện được bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn các hoạt động văn hóa với du lịch và các hoạt động quảng bá giới thiệu, tạo sự tác động tương hỗ giữa phát triển văn hóa, du lịch với phát triển ngành, lĩnh vực.

Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo năm 2018. Đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Di tích là điểm đến linh thiêng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể con cháu họ Lê Việt Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đồng thời trở thành địa chỉ để giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, ý chí, tinh thần vượt khó của ông cha ta.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” du khách sẽ trải nghiệm văn hóa tâm linh tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh (Hà Nội) hứa hẹn mang lại trải nghiệm độc đáo, giúp du khách cảm nhận chiều sâu văn hóa tâm linh giữa không gian huyền bí của đêm Hà Nội.
  • Bách hóa Tổng hợp Hà Nội - Ký ức một thời
    Mỗi lần có dịp qua phố Tràng Tiền, ngắm nhìn tòa nhà Tràng Tiền Plaza lộng lẫy, trong tôi lại tràn về những hoài niệm một thời xa xưa - khi nơi đây còn là Bách hóa Tổng hợp. Vẫn con phố ấy, góc quen ấy mà không gian giờ đã đổi thay.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 chuẩn bị diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long
    Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 chính thức trở lại, được tổ chức với chủ đề “Trải nghiệm Hà Nội 2025", mang theo nhiều hứa hẹn về một chuỗi sự kiện sôi động và đầy cảm hứng diễn ra từ ngày 30/5 đến hết ngày 1/6, tại Khu Di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
  • [Podcast] Vịt dấm ghém – Hương vị Tết Đoan ngọ của Hà Nội xưa
    Không cầu kỳ, chẳng bóng bẩy, món vịt dấm ghém mộc mạc như chính người làm ra nó – những người phụ nữ tảo tần, những bà mẹ, bà ngoại Hà thành từng ngày chắt chiu trong gian bếp nhỏ, thường được người Hà Nội xưa nấu vào Tết Đoan Ngọ của dân tộc Việt. Chỉ cần một lần được ăn, cái vị chua dịu của giấm, cái mềm ngọt của thịt vịt, cái thơm nồng của gừng và cơm rượu – đủ khiến người ta nhớ mãi không quên.
  • Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) tiên phong mở lối chuyển đổi số cho doanh nghiệp tư nhân
    Chuyển đổi số là bước chuyển lớn của thời đại không chỉ làm thay đổi cách con người sống, làm việc và kết nối, mà còn tái định hình cách các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp phát triển. Với tốc độ chuyển động chưa từng có, chuyển đổi số đã và đang gõ cửa mọi lĩnh vực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 701 năm ngày mất của Lê Văn Hưu - nhà sử học đầu tiên của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO