Đại Việt Sử ký

Dấu ấn Lý Nam Đế trên quê hương Hoài Đức
Hoài Đức là một huyện nằm ở phía Tây và Tây Nam của Thành phố Hà Nội, có lịch sử hình thành và phát triển trải qua hàng nghìn năm. Trong tiến trình lịch sử ấy, miền đất Hoài Đức đã sản sinh, tụ hội nhiều bậc hiền tài, nhà khoa bảng có nhiều đóng góp cho đất nước, quê hương trong đó có Lý Nam Đế - người anh hùng có công đánh đuổi giặc Lương, vị Hoàng đế khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI.
  • Di tích thành Cổ Loa: Huyền thoại và lịch sử
    Khu di tích Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một trong số những vùng đất hội tụ nhiều tinh anh văn hóa. Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia. Cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn ngỡ ngàng khi tình cờ bắt gặp những di vật khảo cổ học độc đáo hay lắng nghe những truyền thuyết ly kỳ, huyền ảo và đẹp đẽ về thần Kim Quy, đức vua An Dương Vương và nàng công chúa Mỵ Châu.
  • Thủ phủ Ứng Thiên nay ở đâu?
    Câu thành ngữ “Thăng Long tứ phủ” đã khẳng định một cách tự hào về bốn vùng đất đã làm nên tứ trụ vững vàng của đế kinh. Đó là phủ Tây Hồ, phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Ứng Thiên. “Ứng Thiên” có nghĩa là “đáp lời, nghe theo, làm theo đề xướng của… Trời, tức là của vua, của triều đình!”. Phủ Ứng Thiên chính là nơi cung cấp sức người sức của dồi dào cho Nhà nước.
  • Ra mắt bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” bản tiếng Nga
    Ngày 15/3, tại thủ đô Moskva của Nga, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể bộ quốc sử “Đại Việt sử ký toàn thư” của Việt Nam được dịch sang tiếng Nga và xuất bản với 8 tập.
  • Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thần vua nước Việt quê Đường Lâm
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, quê ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ngài được Nhân dân tôn thờ là thần – Thần vua, bởi khi sống Ngài là một vị vua, một chủ tướng uy dũng, nhân hậu; chết đi Ngài vẫn luôn hiển linh phò trợ nhân dân, đất nước.
  • Tiểu thuyết lịch sử là sự sinh động hoá lịch sử
    Trong bối cảnh đối thoại văn hoá toàn cầu hôm nay, nhiều tiểu thuyết gia trên thế giới cho rằng tiểu thuyết lịch sử là một cách đối thoại với lịch sử, có thể là đồng tình, có thể là tranh luận, phản biện, thậm chí giễu nhại lịch sử. Thế nên tiểu thuyết lịch sử không chỉ kể lại lịch sử mà còn là sự cật vấn, tranh biện, phủ định, khẳng định, làm mới, làm rõ, khôi phục… Quan niệm này mang tính bản chất hơn, đẩy vấn đề gần hơn với khái niệm, vì “tiểu thuyết” gắn liền với sự hư cấu, “lịch sử” luôn là sự thật. Xé
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO