Khu chuyên gia Kim Liên một thời

HNMCT| 30/08/2021 07:19

Năm 1959, ở phía nam làng Kim Liên, giáp với đê La Thành mọc lên hai khách sạn là Bạch Mai và Bạch Đằng. Khách sạn gồm nhiều dãy nhà cao 4 tầng, theo thiết kế của chuyên gia Triều Tiên, mỗi phòng là một căn hộ khép kín rộng hơn 20m2. Đây là nơi ở của các chuyên gia xây dựng Triều Tiên trong suốt thời gian giúp Hà Nội xây các khu tập thể trên đất làng Kim Liên, Trung Tự.

Khu chuyên gia Kim Liên một thời
Khách sạn Kim Liên ngày nay.

Ngày 12-5-1961, hai khách sạn sáp nhập, lấy tên là Bạch Mai; năm 1963 đổi tên thành khách sạn Chuyên gia (nay thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa). Người Hà Nội khi đó không gọi là “khách sạn” mà gọi là “khu chuyên gia Kim Liên”. Ngày 5-8-1964, Mỹ gây hấn, dùng không quân đánh phá miền Bắc. Thời gian này, việc xây dựng khu tập thể Kim Liên cũng hòm hòm. Các chuyên gia Triều Tiên được lệnh rút về nước.

Tháng 2-1965, một sự kiện quan trọng diễn ra, đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N. Kosygin dẫn đầu thăm Việt Nam. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm này, Liên Xô đề nghị hỗ trợ Việt Nam vũ khí, khí tài, chuyên gia để chống lại không quân Mỹ.

Sau ngày đoàn về nước không lâu, vũ khí, khí tài được Liên Xô vận chuyển bằng đường biển sang cảng Hải Phòng và 318 chuyên gia quân sự Liên Xô được cử sang huấn luyện kỹ thuật tên lửa phòng không, hải quân, không quân. Vì huấn luyện trực tiếp nên một số chuyên gia ở tại các đơn vị, số khác ở khu chuyên gia Kim Liên. Số chuyên gia Liên Xô tăng dần và chia ra ở hai nơi là khách sạn La Thành cùng khu chuyên gia Kim Liên.

Năm 1965, máy bay Mỹ ném bom nhiều tỉnh miền Bắc nhưng chưa dám đánh bom Hà Nội. Để hạn chế thiệt hại về người do bom Mỹ gây ra, Hà Nội đã đào nhiều hầm trú ẩn cá nhân, xây hầm gạch nửa chìm nửa nổi hình chữ chi ở nơi công cộng, bến xe, trong công sở, nhà máy...

Đúng như dự đoán, năm 1966, Mỹ đánh bom các vị trí trọng yếu ở Hà Nội như cầu Long Biên, kho xăng Đức Giang, cảng Phà Đen... Tuy nhiên, ở khu chuyên gia Kim Liên chỉ có các hầm trú ẩn cá nhân, không có hầm xây nửa chìm nửa nổi.

Sau này, theo hồi ký của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Mỹ biết khu chuyên gia Kim Liên có người Liên Xô ở nên không dám ném bom. Trong hồi ký, bà Liubova Roslyakova, một chuyên gia quân sự dưới danh nghĩa cán bộ thương mại sang Hà Nội tháng 3-1967 kể rằng, khi có báo động máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, bà nhảy xuống hầm cá nhân nhưng hầm quá nhỏ nên bà đành chạy vào nhà. Gọi là khách sạn nhưng đồ đạc trong phòng rất đơn giản.

Cũng trong hồi ký, bà Liubova Roslyakova chia sẻ, từ sân bay Nội Bài, ô tô đón bà rồi chở thẳng về khách sạn Kim Liên. Bước vào phòng, bà rất ngạc nhiên thấy “có 4 cọc sắt bốn góc giường, bên trên lại có rèm”. Vì chuyến bay kéo dài mười mấy tiếng, bà bị mệt nên ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, tỉnh dậy soi gương, bà không nhận ra mặt mình vì các nốt muỗi đốt đầy mặt. Hỏi nhân viên, bà mới biết 4 cái cọc sắt đó để mắc màn, còn cái rèm là màn ngăn muỗi.

Khu chuyên gia Kim Liên một thời
Khu chuyên gia Kim Liên ban đầu theo thiết kế của các chuyên gia Triều Tiên. Ảnh tư liệu

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, miền Bắc coi như hòa bình. Các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô được phép đưa vợ con theo. Khu chuyên gia lúc này giống như khu gia đình. Hằng ngày, xe Hải Âu đưa lũ trẻ vào phố học, chiều đưa về. Trong hồi ký, thiếu tướng Viktor Demyanenko kể, ngày 17-2-1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc thì hôm sau, một đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô gồm 20 tướng lĩnh do đại tướng Gennady Ivanovich Obaturov dẫn đầu bay sang Việt Nam. Ngày 19-2-1979, máy bay hạ cánh xuống Nội Bài, ông được đón về khu chuyên gia Kim Liên.

Khi chưa mở rộng đường Đại Cồ Việt, ở đầu đê - đầu làng Kim Liên (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa) có mấy quầy bán hoa tươi. Kế bên là mấy bà bán hoa quả, chủ yếu phục vụ các chuyên gia trong khách sạn.

“Cao thủ” tiếng Nga trong các bà bán hoa quả là bà Mão. Bà to béo nhưng hiền lành, tốt bụng. Đến nay, những người cao tuổi ở làng Kim Liên vẫn nhớ câu chuyện bà Mão nói tiếng Nga. Có lần, một bà Liên Xô đến mua dưa hấu. Bà Mão giơ 4 ngón tay, ý là 4 hào. Bà Liên Xô nói tiếng Nga: “Chét tư ra” (nghĩa là 4). Bà Mão tưởng khách bảo “chẻ tư ra”, liền lấy dao bổ quả dưa làm 4 miếng. Thấy vậy, bà Liên Xô đành phải bảo: “Khơ ra xô” (tốt). Bà Mão nghe có âm "xô" tưởng khách bảo cho vào xô, liền nói nửa Nga nửa Việt: “Nhét xô” (không có xô). Bà khách xua tay nói: “Nhét” (không). Bà Mão nghe thế liền nhét 4 miếng dưa vào làn của bà Liên Xô.

Ngày nay, khu chuyên gia Kim Liên đã được cổ phần hóa thành Khách sạn Kim Liên.

(0) Bình luận
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Bách hóa Tổng hợp Hà Nội - Ký ức một thời
    Mỗi lần có dịp qua phố Tràng Tiền, ngắm nhìn tòa nhà Tràng Tiền Plaza lộng lẫy, trong tôi lại tràn về những hoài niệm một thời xa xưa - khi nơi đây còn là Bách hóa Tổng hợp. Vẫn con phố ấy, góc quen ấy mà không gian giờ đã đổi thay.
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm dự ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
    Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND xã Nội Bài xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng của xã Nội Bài (mới) để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
Khu chuyên gia Kim Liên một thời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO